Thung lũng Silicon xưa rồi, đây mới là những thiên đường khởi nghiệp mới của nước Mỹ

Với những lợi thế riêng biệt, các thành phố từng bị coi là "hạng hai" tại Mỹ đang vươn lên mạnh mẽ và trở thành những trung tâm công nghệ kiểu mới khiến Thung lũng Silicon phải dè chừng.

02:41 07/10/2017

Những đường ống chạy loằng ngoằng phía trên các bàn làm việc, bên dưới ngồi kín những kỹ sư phần mềm ăn mặc thoải mái với áo hoodie và quần jean đang gõ liên hồi trên laptop. Dù nơi đây đang tạo ra lợi nhuận hàng triệu USD, hình ảnh bạn nhìn thấy không hề là đặc trưng của một tập đoàn hay doanh nghiệp lớn.

Trên thực tế, nó giống hình ảnh của các không gian làm việc chung, co-working space hơn. Nó cũng tọa lạc ở một bang, mà riêng trong năm ngoái đã đầu tư 362 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp và kêu gọi thêm được 420 triệu USD từ các công ty đầu tư mạo hiểm.

Chào mừng các bạn đến Columbus, Ohio.

Trong khi các công ty công nghệ đang nhanh chóng trở thành động lực chính cho mọi ngành trong xã hội Mỹ – tạo nên bước đột phá từ lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho đến chế tạo sản xuất – những nơi như Thung lũng Silicon đã sớm thu được phần lợi nhuận béo bở.

Tuy nhiên một xu hướng chuyển dịch đang diễn ra cho thấy nhiều cơ hội công bằng hơn cho các thành phố khác. Công nghệ có thể áp dụng ở mọi nơi, vậy sao không có khả năng mọi nơi đều trở thành một trung tâm công nghệ? Một cộng đồng công nghệ mới đang trỗi dậy ở các thành phố từng bị coi là “hạng hai” như Columbus, Portland, Oregon, Delaware.

Columbus là thành phố có nhiều doanh nghiệp mở rộng quy mô thành công trong 10 năm đầu nhất trong tất cả các thành phố tại Mỹ.

Sự trỗi dậy này được cho là nhờ sự tổng hòa của nhiều yếu tố. Nhà đồng sáng lập của công ty cung cấp dịch vụ phần mềm MentorcliQ, Phil George cho rằng Columbus là một nơi lý tưởng để bắt đầu ngành kinh doanh B2B bởi ở đây có rất nhiều các công ty lớn. Thêm vào đó, Columbus còn nằm trong vùng phụ cận của 10 bang có số GDP cao nhất nước Mỹ như New York, Illinois và Pennsylvania, một lý do không nhỏ để thu hút được nguồn đầu tư mạnh mẽ.

Thung lũng Silicon xưa rồi, đây mới là những thiên đường khởi nghiệp mới của  - 1

Hai nhà sáng lập của MentorcliQ

Trong khi đó, tại Delaware, việc các công ty chế tạo sản xuất và hóa học ở đây đang lao đao và phải giảm bớt nhân lực, đã vô tình tạo ra một đội ngũ, với nhiều năm kinh nghiệm làm các công việc mang tính phân tích cao, có thể được đào tạo để trở thành kỹ sư phần mềm.

Mỗi thành phố đều có được những lợi thế đặc trưng. Với Columbus, đó là vị trí địa lý; với Wilmington, đó là lực lượng lao động dồi dào; với Portland, đó là các cơ sở giáo dục hàng đầu như Đại học Portland, Đại học Khoa học và Y khoa Oregon. Nguồn nhân lực và cơ sở vật chất từ hai trường này đã góp phần không nhỏ để đưa thành phố dẫn đầu trong các công nghệ y tế và chăm sóc sức khỏe.

Thung lũng Silicon xưa rồi, đây mới là những thiên đường khởi nghiệp mới của  - 2

Một góc của trường Đại học Khoa học và Y khoa Oregon

Thung lũng Silicon xưa rồi, đây mới là những thiên đường khởi nghiệp mới của  - 3

Đội ngũ R&D của APMD, công ty thiết bị theo dõi sức khỏe có trụ sở tại Portland, vừa được trường đại học bang này tài trợ 4,6 triệu USD.

Trong khi đó, nhiều thành phố khác cũng đã bắt đầu tự tìm cơ hội cho mình qua chương trình TechHire của chính phủ hoặc xây dựng các trung tâm dạy mã hóa và viết phần mềm nhằm thúc đẩy việc đào tạo và gây dựng một thế hệ đưa thành phố phát triển bằng công nghệ.

Tags:
'Vì sao bỏ thung lũng Silicon về Việt Nam khởi nghiệp?' Câu trả lời của chàng Việt Kiều Mỹ khiến ai nấy đều bất ngờ

"Vì sao bỏ thung lũng Silicon về Việt Nam khởi nghiệp?" Câu trả lời của chàng Việt Kiều Mỹ khiến ai nấy đều bất ngờ

Nhìn bất cứ đâu ở Việt Nam thời điểm này tôi cũng thấy toàn cần cẩu – loại cần cẩu xây dựng. Nếu như một vài người nhìn vào đó và chỉ thấy sự xấu xí của những thiết bị xây dựng thì tôi lại nhận ra một khía cạnh khác: Những tòa nhà được xây dựng ở đó đang hướng thẳng lên bầu trời – tượng trưng cho tham vọng vươn mình và tiềm năng cực kỳ to lớn của Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất