"Tôi làm quản gia cho gia đình tỷ phú thượng lưu ở Mỹ"

Người Hoa di cư đến nước ngoài dù là nhà có tiền hay người bình thường thì đều sẽ trải qua một vài chuyện cay đắng ngọt bùi. Quyển “99 kiểu tha hương: Lời kể của những người Hoa ở Mỹ” xuất bản vào tháng 5/2018 đã ghi lại những trải nghiệm của người Hoa sau khi đến Mỹ.

23:00 25/07/2023

Trong đó, bà Hạ Sinh Mỹ từng làm quản gia cho gia đình tỷ phú A.G.Vanderbilt danh tiếng và “Nữ hoàng khách sạn” Leona Helmsley, bà đã nhìn thấy cuộc sống vô cùng xa hoa của xã hội thượng lưu, đồng thời bà cũng chứng kiến sự cô độc trống trải trong cuộc sống của những người giàu có. Bà chia sẻ trong quyển sách rằng: “Người giàu không sống vui vẻ như tôi.”

Dưới đây là những trải nghiệm của bà Hạ Sinh Mỹ khi đi làm công ở Mỹ:

(Ảnh: Shutterstock)

Không biết tiếng Anh, làm thuê cho nhà giàu

Trong cuộc phỏng vấn với báo tiếng Trung ở Mỹ, bà Hạ Sinh Mỹ cho biết, vào năm 1987 khi 40 tuổi bà rất can đảm, dù không biết cả ký tự ABC nhưng bà cũng đã đến Mỹ. Ban đầu bà đến để học vũ đạo, sau này bà đã làm những công việc khác. Bà rất dũng cảm, vào những năm 90 của thế kỷ 20, ngay cả tiếng Anh bà cũng không biết mà lại đi làm thuê ở gia đình giàu có.

Ông chủ của bà là chủ của tòa nhà Empire State, hơn 80 tuổi. Công việc của bà Hạ là giúp sắp xếp quần áo, nấu cơm, đi chợ. Bà có một ông chủ danh tiếng, ông ấy tên là Vanderbilt. Bà làm việc cho ông 3 năm cho đến khi ông qua đời vào năm 87 tuổi.

Bà Hạ cho biết, ông Vanderbilt thường hay đi Upstate New York để chơi đua ngựa, bà sẽ đi cùng ông ấy. Tính tình của ông ấy không tốt, nhưng chưa từng nổi giận với bà. Trong nhà ông có một đôi vợ chồng người Ireland, 2 tài xế và nhân viên làm vườn.

Bà giặt quần áo cho ông, nấu bữa sáng cho ông, buổi trưa thì thường ông ấy không có ở nhà, đến chiều mới về, bà sẽ làm cơm tối cho ông ấy. Ban đầu, bà Hạ không biết nấu ăn, vợ chồng người Ireland nọ đã dạy cho bà. Mỗi ngày ông Vanderbilt ăn các loại trái cây khác nhau, có việt quất, chuối, hôm nào ăn cá, ngày nào ăn gà đều đã được định sẵn 5 ngày.

Khi ông ra ngoài, bà sẽ giúp ông lấy túi xách, chuẩn bị hành lý…. Nếu ông ấy đi tiệc thì bà Hạ sẽ chuẩn bị lễ phục cho ông.

Bà Hạ Sinh Mỹ còn nói: “Tôi đi siêu thị mua đồ, họ đều biết tôi làm cho nhà Vanderbilt, chỉ cần cho biết tên, ghi vào sổ, tiền cũng không cần trả. Quản gia chính sẽ cho tôi biết họ uống nước gì, rượu gì, ăn gì, mua hàng ở đâu, họ đưa tôi đến một lần đầu, sau đó thì tôi tự lái xe đi mua.”

“Đôi khi tôi sẽ nấu món ăn Trung Hoa cho ông ấy, ông ấy cũng thích những món như chả giò chiên, sủi cảo, mì, ông ấy biết rất nhiều về Trung Quốc. Khi làm việc ở đó, tôi không có cảm giác là làm người hầu, ông ấy luôn nói cảm ơn tôi, tôi hoàn toàn không cảm thấy mình thấp hơn họ một bậc. Các con của ông ấy cũng cảm ơn tôi đã chăm sóc bố của họ.”

Bà Mỹ có chia sẻ, vào những năm 90 của thế kỷ 20, mỗi tuần làm quản gia có thể kiếm được 500 đô la, sau đó tăng lên 1250-1300 đô la mỗi tuần, như vậy được xem là lương cao rồi. Sau này bà đã tự mua được nhà riêng.

Quản gia của nhà giàu ở phương Tây. (Ảnh: Shutterstock)

“Người giàu không sống vui vẻ như tôi”

Bà Hạ kể lại rằng sau khi đến Mỹ, bà cũng từng làm ở xưởng may áo cưới và lễ phục bán ở JCPenney, còn bà làm quản lý. Đôi khi một ngày sản xuất ra hàng chục ngàn bộ quần áo. Bà làm việc ở xưởng may 10 năm, sau này mới bắt đầu làm quản gia.

Bà Hạ còn từng làm công việc sửa quần áo ở tiệm giặt ủi do một người Đài Loan mở ở đường 70 Manhattan, mỗi sáng bà làm việc ở tiệm giặt ủi từ 9 giờ sáng, 5 giờ chiều tan làm bà sẽ đến trường dạy vũ đạo.

Bà Hạ Sinh Mỹ còn từng trông nhà cho “Nữ hoàng khách sạn” Helmsley, khi nào muốn đến, bà ấy sẽ bảo bà Hạ chuẩn bị cơm, làm cá hồi xông khói và súp. Bà Hạ còn giúp họ dắt chó đi dạo, chuẩn bị quần áo. “Nữ hoàng khách sạn” có đến mấy phòng chứa quần áo, mũ và giày, một chiếc áo có giá hơn 500 đô la.

Bà Hạ chia sẻ: “Tôi còn cùng bà ấy đến Florida nghỉ dưỡng bằng máy bay riêng.”

“Khi làm công cho người giàu tôi đã nhìn thấy và biết được rất nhiều chuyện, ví dụ như những bữa tiệc lớn ở công viên, thị trưởng, các siêu sao Hollywood, người dẫn chương trình truyền hình đều đến, khoảng 200 trăm người, đều là tầng lớp thượng lưu, tôi đã được mở rộng tầm mắt. Tôi cảm thấy những người giàu có này sống không vui vẻ như mình, họ rất cô độc. Khi về già, họ rất dễ u sầu vì một chuyện nhỏ nào đó.”

Cuối cùng, bà Hạ Sinh Mỹ bày tỏ rằng, sau nhiều năm đến Mỹ, bà cảm thấy giống như một giấc mơ, những gì bà đã trải qua cũng rất thú vị, dù có ra sao, đã từng nhìn thấy, đã từng học hỏi, cũng từng trải qua những gì, bà cảm nhận rằng dù kết quả có như thế nào đều xứng đáng.

Thanh Vân

Tags:
Nói được cả tiếng Anh và Pháp nhưng lập nghiệp nơi đất khách quê người cũng chẳng bao giờ là dễ dàng

Nói được cả tiếng Anh và Pháp nhưng lập nghiệp nơi đất khách quê người cũng chẳng bao giờ là dễ dàng

Thời gian đầu mới qua tôi cứ nghĩ là mình nói được cả hai ngôn ngữ (Anh và Pháp) của Canada, lại có trình độ tương đối thì sẽ dễ xin việc. Nhưng thực tế không phải như vậy.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất