Tôi thành triệu phú ở Mỹ thế nào ?

Từ lâu tôi vẫn luôn mong làm thế nào góp một phần khả năng cho cộng đồng Việt Nam ở Mỹ đựợc thành công, để quê hương Việt Nam được giàu mạnh. Tôi lấy hết can đảm để viết lên đây những gì đã trải qua trên đất Mỹ, giúp tôi có được ngày hôm nay.

01:00 28/09/2019

Tôi sang Mỹ năm 22 tuổi và đã sống ở Mỹ hơn 22 năm. 10 năm đầu không biết có phải là khó khăn không, nhưng tôi thường dậy vào lúc 3h sáng và tối thì khoảng 7h mới về nhà. Sáng sớm tôi đi thả báo, rồi đi học và làm những việc khác suốt 10 năm. Không phải cuộc sống ở Mỹ quá khó khăn nên tôi phải làm vậy. Ở đây đi học được lĩnh tiền phụ cấp và làm thêm khoảng 15 tiếng mỗi tuần thì đã sống thoải mái. Nhưng vì không muốn xin tiền trường (Financial Aid) và ấp ủ tham vọng làm giàu quá lớn, tôi sẵn sàng chịu vất vả để hy vọng dư một ít tiền.

Thành công đầu tiên và niềm vui lớn nhất đầu tiên sau 10 năm trên đất Mỹ là tấm bằng kỹ sư điện toán. Ngày tôi ra trường mọi người trong gia đình ai cũng rất mừng. Nhưng niềm vui nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng. Tôi sớm nhận ra với mức lương 50.000 USD một năm chưa trừ thuế ở vùng Silicon Valley thì tôi chỉ làm công như vậy suốt đời và tham vọng làm giàu khó thành hiện thực. Tuy vậy tôi vẫn giữ việc làm vì vẫn chưa có cách nào khác. Một năm sau khi ra trường, tôi bắt đầu tìm nhà để mua. Sự thất vọng càng rõ ràng hơn vì tôi vẫn chưa dành được 10% để mua căn nhà khoảng 300.000 USD ở Silicon Valley. Dù có mua được đi nữa thì với mức lương đó cũng chỉ vừa đủ để trả tiền ngân hàng hàng tháng và một cuộc sống sẽ rất chật vật.

Suy nghĩ để tìm một hướng khác cho cuộc sống lớn dần lên trong tôi mỗi ngày. Trong một lần về thành phố Sacramemto chơi, thủ phủ của California cách Silicon Valley khoảng hai tiếng và cách thành phố San Francisco khoảng 1h30 phút lái xe, tôi thấy giá nhà ở đây quá chênh lệch và quá rẻ. Giá nhà khởi đầu từ 10.000 USD cho đến vài trăm nghìn đôla. Một hướng đi mới và một tia sáng mới cho những ý tưởng trong đầu đã đốt lên trong tôi. Khoảng vài tuần sau đó tôi đã nhanh chóng rút ra 10.000 USD từ thẻ tín dụng để mua một căn nhà gần như tệ nhất và ở khu xấu nhất tại đây.

Sau khi mua xong, từ thứ hai đến thứ sáu tôi đi làm ở San Jose, chiều thứ sáu tôi đi thẳng về đây để sửa nhà và đến tối chủ nhật thì về lại San Jose để chuẩn bị cho thứ hai đi làm. Tôi chưa bao giờ sửa nhà nên không biết gì cả, nhưng vì không có nhiều tiền nên tôi cố gắng tự làm lấy. Những chỗ nào hư nếu thấy khó khăn một chút thì tôi vẽ lại trước lúc tháo ra. Cứ như vậy sau hai tháng làm những ngày cuối tuần và tốn thêm khoảng 3.000 USD tiền mua vật liệu, căn nhà của tôi đã ở được. Vì đang làm ở San Jose nên tôi quyết định cho thuê.

Tôi đăng báo và cho thuê 500 USD mỗi tháng. Rất vui là người Mexico đến xem nhà đầu tiên thì đã thuê nó. Như vậy tôi mua căn nhà 10.000 USD, tiền sửa chữa 3.000 USD, tổng cộng là 13.000 USD. Tôi trả thẻ tín dụng 200 USD, những chi phí khác như thuế và bảo hiểm 100 USD mỗi tháng nữa là 300 USD. Tôi còn dư lại 200 USD để cộng thêm vào lương thu nhập hàng tháng của tôi. Niềm vui chưa dừng lại ở đó vì sau khi tôi gọi Bank of America đến định giá căn nhà của tôi sau khi sửa xong và cho mướn là 35.000 USD. Họ cho tôi rút ra 25.000 USD.

À, Bank of America họ cũng đâu khờ lắm đâu, vì căn nhà tôi mua 10.000 USD. Nếu gọi người thầu đến sửa thì cũng đã mất từ 15.000 - 25.000 USD. Cộng thêm công việc tôi đang làm là 50.000 USD một năm, số tiền họ cho tôi rút ra từ căn nhà là một sự đầu tư rất tốt đối với họ qua tôi. Tôi cảm thấy rất mừng vì số tiền tôi đem về sau hai tháng quá lớn so với số tiền dành dụm được sau 10 năm ở trường và một năm đi làm. Như vậy tiền nhà tôi cho mướn vừa đủ để trả tiền hàng tháng của thẻ tín dụng. Tiền Bank of America cho rút ra, tôi dùng để mua thêm hai căn nhà nữa và cứ cách đó thì sau hai năm tôi đã có 10 căn nhà như vậy.

Cuộc sống của tôi đã thay đổi từ đó. Sau khi tôi mua xong 10 căn thì giá nhà ở đây bắt đầu đi lên. Tôi mạnh dạn quyết định nghỉ làm ở công ty măc dù công ty tôi đang làm rất tốt và chúng tôi đang thực hiện hợp đồng cho quốc phòng. Ngày tôi viết giấy xin nghỉ, sếp của tôi nói công ty có thể cho tôi nghỉ ba tháng và nếu muốn thì quay lại nhưng tôi quyết tâm bỏ hẳn để phát triển công việc đầu tư nhà cửa. Tôi thầm nói rằng dù có thất bại thì tôi cũng chọn con đường khác chứ không thể làm công ty chật vật trong cuộc sống như vậy.

Sau đó, tôi bắt đầu bán bớt một vài căn nhà, mua đất tự xây và mướn thêm người xây nhà lớn hơn để bán từng cái một. Giai đoạn xây dựng ở đây tôi cũng chưa có kinh ngiệm nhưng cứ vừa làm vừa chạy đến ở những nơi họ đang làm nhà để hỏi và lấy kinh nghiệm. Cứ như vậy, mua đất xây và bán, vốn tôi lớn dần lên. Tôi bắt đầu đầu tư vào những trung tâm thương mại cỡ nhỏ. Sau năm năm từ 1999 đến cuối năm 2004 thì vốn tôi đã hơn 2 triệu USD. Vào năm 2004 khi giá nhà ở đây đang lên vùn vụt, tôi bắt đầu tính toán thấy được sư mạo hiểm và không đầu tư thêm ở đây nữa. Trong thời điểm đó không biết làm gì để phát triển thêm, và cũng rảnh rỗi nên tôi quyết định về Việt Nam chơi. Khi về Việt Nam, tôi phát hiện thị trường địa ốc ở đây đang có tiềm năng rất lớn nên tôi đã bán bớt ở Mỹ và đầu tư cùng với thân nhân của tôi ở Việt Nam.

Sau lần khủng hoảng kinh tế vừa qua, dù đã tính toán và chuẩn bị trước, nhưng tôi vẫn phải chia sẻ sự mất mát cùng với những người đầu tư địa ốc ở Mỹ. Tuy nhiên, những gì còn lại qua sự chuẩn bị đủ cho tôi cảm thấy vui, hạnh phúc và đầu tư lại với một chiến lược mới hơn, lớn hơn, tiềm năng hơn. Rất nhiều người ở đây đang vật lộn với cơn khủng hoảng vừa qua, nhưng tôi cám ơn nó đã cho tôi cơ hội để đầu tư vào những gì mà trước đó không thể làm.

Cuộc sống ở Mỹ là cơ hội và đúng ra không vất vả như tôi đã trải qua, nhưng tôi chấp nhận vất vả vì tham vọng làm giàu. Tôi không cảm thấy hối tiếc vì 10 năm ấy, vì đó là những kiến thức vô giá tôi đã học được, trở thành hành trang mãi cho tôi trong cuộc sống.

Các bạn cũng có thể bắt đầu như tôi 10 năm trước, mua những căn nhà rất nhỏ và rất rẻ. Hoặc bạn bắt đầu mua một miếng đất rất nhỏ hay một miếng đất rất lớn, nhưng xây một căn nhà rất nhỏ cỡ vài chục nghìn USD để vừa ở và vừa đầu tư, chứ không cần phải vay ngân hàng để mua một căn nhà đắt giá rồi quần quật đi làm trả tiền hàng tháng.

Trong bất cứ đầu tư nào, bạn luôn cần phải tỉnh táo để biết lúc nào nên dừng và giới hạn theo khả năng quản lý và dòng vốn của bạn. Bạn cần phải tính toán chi tiêu và đầu tư cho hợp lý. Nếu bạn mạo hiểm quá so với số vốn và số tiền bạn có thì dù có bao nhiêu tiền bạn cũng sẽ cảm thấy rất túng thiếu. Nếu mạo hiểm để vay mượn nhiều quá trong bất cứ đâu tư nào so với số vốn mình có, thì nó cũng không khác gì đang chơi cổ phiếu hay đánh bạc.

Thành công không thể có khi tiền bạc của bạn quá nhiều nhưng sức khỏe của bạn quá kém. Cân bằng giữa sức khỏe và tiền bạc sẽ cho bạn sự vui vẻ tự tin để tỉnh táo cho những quyết định trong công việc. Mỗi buổi sáng tôi chỉ cần 10 phút tắm hơi và buổi chiều 40 phút chạy máy, cộng với ăn uống cẩn thận đã cho tôi cân bằng được sức khỏe.

Có người thành công và người thất bại trên đất Mỹ, nhưng đối với tôi nó là một thiên đường. Khi đến đây, tôi không có gì ngoài hai bàn tay trắng và một ít kiến thức vì tôi đã bỏ học từ khi còn tiểu học ở Việt Nam. Tôi thầm cám ơn xã hội Mỹ đã tạo cơ hội cho tôi đạt được một kiến thức ở trường để làm một hành trang vô giá theo tôi mãi trong cuộc sống, dù nó là một cái giá mà tôi đã phải trả bằng sự vất vả suốt 10 năm. Cũng từ nơi này mà dù ít hay nhiều tôi đã góp phần giúp chị em tôi ở Việt Nam. Số tiền tôi có để cùng với thân nhân đầu tư ở Việt Nam, dù không phải là quá lớn, nhưng nó cũng là một phần trong số gần 3-4 tỷ USD khi đó người Việt ở nước ngoài đã cùng nhau gửi về Việt Nam hàng năm góp phần xây dựng quê hương.

Thành công của tôi trên đất Mỹ so với rất nhiều người Việt Nam ở đây thì quá nhỏ bé. Nhưng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm khởi đầu từ số vốn nhỏ bé cùng với việc tôi làm nhiều người Việt đều có thể làm theo trong thời điểm khủng hoảng này. Hãy thay đổi suy nghĩ và nhìn khủng hoảng kinh tế như là một sự điều chỉnh để tạo cơ hội làm giàu cho bạn. Mỗi lần khủng hoảng là một cơ hội để bạn làm giàu, nếu khủng hoảng tiếp lần hai thì bạn sẽ có đến hai cơ hội để làm giàu. Nhưng nếu bạn không thay đổi suy nghĩ và biết cách để tận dụng cơ hội này thì nếu khủng hoảng tiếp lần hai xảy đến, bạn sẽ đón nhận thêm nữa một sự khó khăn chồng chất lên khó khăn hiện tại của bạn.

Những dòng tâm sự này nếu không nghĩ đến góp phần xây dựng cộng đồng Việt Nam ở Mỹ, và không nghĩ đến góp phần xây dựng quê hương Việt Nam ngày một tốt đẹp hơn thì tôi đã không đủ can đảm để bỏ thời gian viết ra. Hy vọng những trải nghiệm của tôi có thể định hướng cho một vài người có tham vọng như tôi.

Chúc các bạn thành công.

Michael Nguyen từ Elk Grove, California

Tôi sang Mỹ năm 22 tuổi và đã sống ở Mỹ hơn 22 năm. 10 năm đầu không biết có phải là khó khăn không, nhưng tôi thường dậy vào lúc 3h sáng và tối thì khoảng 7h mới về nhà. Sáng sớm tôi đi thả báo, rồi đi học và làm những việc khác suốt 10 năm. Không phải cuộc sống ở Mỹ quá khó khăn nên tôi phải làm vậy. Ở đây đi học được lĩnh tiền phụ cấp và làm thêm khoảng 15 tiếng mỗi tuần thì đã sống thoải mái. Nhưng vì không muốn xin tiền trường (Financial Aid) và ấp ủ tham vọng làm giàu quá lớn, tôi sẵn sàng chịu vất vả để hy vọng dư một ít tiền.

Thành công đầu tiên và niềm vui lớn nhất đầu tiên sau 10 năm trên đất Mỹ là tấm bằng kỹ sư điện toán. Ngày tôi ra trường mọi người trong gia đình ai cũng rất mừng. Nhưng niềm vui nhanh chóng biến thành nỗi thất vọng. Tôi sớm nhận ra với mức lương 50.000 USD một năm chưa trừ thuế ở vùng Silicon Valley thì tôi chỉ làm công như vậy suốt đời và tham vọng làm giàu khó thành hiện thực. Tuy vậy tôi vẫn giữ việc làm vì vẫn chưa có cách nào khác. Một năm sau khi ra trường, tôi bắt đầu tìm nhà để mua. Sự thất vọng càng rõ ràng hơn vì tôi vẫn chưa dành được 10% để mua căn nhà khoảng 300.000 USD ở Silicon Valley. Dù có mua được đi nữa thì với mức lương đó cũng chỉ vừa đủ để trả tiền ngân hàng hàng tháng và một cuộc sống sẽ rất chật vật.

Suy nghĩ để tìm một hướng khác cho cuộc sống lớn dần lên trong tôi mỗi ngày. Trong một lần về thành phố Sacramemto chơi, thủ phủ của California cách Silicon Valley khoảng hai tiếng và cách thành phố San Francisco khoảng 1h30 phút lái xe, tôi thấy giá nhà ở đây quá chênh lệch và quá rẻ. Giá nhà khởi đầu từ 10.000 USD cho đến vài trăm nghìn đôla. Một hướng đi mới và một tia sáng mới cho những ý tưởng trong đầu đã đốt lên trong tôi. Khoảng vài tuần sau đó tôi đã nhanh chóng rút ra 10.000 USD từ thẻ tín dụng để mua một căn nhà gần như tệ nhất và ở khu xấu nhất tại đây.

Sau khi mua xong, từ thứ hai đến thứ sáu tôi đi làm ở San Jose, chiều thứ sáu tôi đi thẳng về đây để sửa nhà và đến tối chủ nhật thì về lại San Jose để chuẩn bị cho thứ hai đi làm. Tôi chưa bao giờ sửa nhà nên không biết gì cả, nhưng vì không có nhiều tiền nên tôi cố gắng tự làm lấy. Những chỗ nào hư nếu thấy khó khăn một chút thì tôi vẽ lại trước lúc tháo ra. Cứ như vậy sau hai tháng làm những ngày cuối tuần và tốn thêm khoảng 3.000 USD tiền mua vật liệu, căn nhà của tôi đã ở được. Vì đang làm ở San Jose nên tôi quyết định cho thuê.

Tôi đăng báo và cho thuê 500 USD mỗi tháng. Rất vui là người Mexico đến xem nhà đầu tiên thì đã thuê nó. Như vậy tôi mua căn nhà 10.000 USD, tiền sửa chữa 3.000 USD, tổng cộng là 13.000 USD. Tôi trả thẻ tín dụng 200 USD, những chi phí khác như thuế và bảo hiểm 100 USD mỗi tháng nữa là 300 USD. Tôi còn dư lại 200 USD để cộng thêm vào lương thu nhập hàng tháng của tôi. Niềm vui chưa dừng lại ở đó vì sau khi tôi gọi Bank of America đến định giá căn nhà của tôi sau khi sửa xong và cho mướn là 35.000 USD. Họ cho tôi rút ra 25.000 USD.

À, Bank of America họ cũng đâu khờ lắm đâu, vì căn nhà tôi mua 10.000 USD. Nếu gọi người thầu đến sửa thì cũng đã mất từ 15.000 - 25.000 USD. Cộng thêm công việc tôi đang làm là 50.000 USD một năm, số tiền họ cho tôi rút ra từ căn nhà là một sự đầu tư rất tốt đối với họ qua tôi. Tôi cảm thấy rất mừng vì số tiền tôi đem về sau hai tháng quá lớn so với số tiền dành dụm được sau 10 năm ở trường và một năm đi làm. Như vậy tiền nhà tôi cho mướn vừa đủ để trả tiền hàng tháng của thẻ tín dụng. Tiền Bank of America cho rút ra, tôi dùng để mua thêm hai căn nhà nữa và cứ cách đó thì sau hai năm tôi đã có 10 căn nhà như vậy.

Cuộc sống của tôi đã thay đổi từ đó. Sau khi tôi mua xong 10 căn thì giá nhà ở đây bắt đầu đi lên. Tôi mạnh dạn quyết định nghỉ làm ở công ty măc dù công ty tôi đang làm rất tốt và chúng tôi đang thực hiện hợp đồng cho quốc phòng. Ngày tôi viết giấy xin nghỉ, sếp của tôi nói công ty có thể cho tôi nghỉ ba tháng và nếu muốn thì quay lại nhưng tôi quyết tâm bỏ hẳn để phát triển công việc đầu tư nhà cửa. Tôi thầm nói rằng dù có thất bại thì tôi cũng chọn con đường khác chứ không thể làm công ty chật vật trong cuộc sống như vậy.

Sau đó, tôi bắt đầu bán bớt một vài căn nhà, mua đất tự xây và mướn thêm người xây nhà lớn hơn để bán từng cái một. Giai đoạn xây dựng ở đây tôi cũng chưa có kinh ngiệm nhưng cứ vừa làm vừa chạy đến ở những nơi họ đang làm nhà để hỏi và lấy kinh nghiệm. Cứ như vậy, mua đất xây và bán, vốn tôi lớn dần lên. Tôi bắt đầu đầu tư vào những trung tâm thương mại cỡ nhỏ. Sau năm năm từ 1999 đến cuối năm 2004 thì vốn tôi đã hơn 2 triệu USD. Vào năm 2004 khi giá nhà ở đây đang lên vùn vụt, tôi bắt đầu tính toán thấy được sư mạo hiểm và không đầu tư thêm ở đây nữa. Trong thời điểm đó không biết làm gì để phát triển thêm, và cũng rảnh rỗi nên tôi quyết định về Việt Nam chơi. Khi về Việt Nam, tôi phát hiện thị trường địa ốc ở đây đang có tiềm năng rất lớn nên tôi đã bán bớt ở Mỹ và đầu tư cùng với thân nhân của tôi ở Việt Nam.

Sau lần khủng hoảng kinh tế vừa qua, dù đã tính toán và chuẩn bị trước, nhưng tôi vẫn phải chia sẻ sự mất mát cùng với những người đầu tư địa ốc ở Mỹ. Tuy nhiên, những gì còn lại qua sự chuẩn bị đủ cho tôi cảm thấy vui, hạnh phúc và đầu tư lại với một chiến lược mới hơn, lớn hơn, tiềm năng hơn. Rất nhiều người ở đây đang vật lộn với cơn khủng hoảng vừa qua, nhưng tôi cám ơn nó đã cho tôi cơ hội để đầu tư vào những gì mà trước đó không thể làm.

Cuộc sống ở Mỹ là cơ hội và đúng ra không vất vả như tôi đã trải qua, nhưng tôi chấp nhận vất vả vì tham vọng làm giàu. Tôi không cảm thấy hối tiếc vì 10 năm ấy, vì đó là những kiến thức vô giá tôi đã học được, trở thành hành trang mãi cho tôi trong cuộc sống.

Các bạn cũng có thể bắt đầu như tôi 10 năm trước, mua những căn nhà rất nhỏ và rất rẻ. Hoặc bạn bắt đầu mua một miếng đất rất nhỏ hay một miếng đất rất lớn, nhưng xây một căn nhà rất nhỏ cỡ vài chục nghìn USD để vừa ở và vừa đầu tư, chứ không cần phải vay ngân hàng để mua một căn nhà đắt giá rồi quần quật đi làm trả tiền hàng tháng.

Trong bất cứ đầu tư nào, bạn luôn cần phải tỉnh táo để biết lúc nào nên dừng và giới hạn theo khả năng quản lý và dòng vốn của bạn. Bạn cần phải tính toán chi tiêu và đầu tư cho hợp lý. Nếu bạn mạo hiểm quá so với số vốn và số tiền bạn có thì dù có bao nhiêu tiền bạn cũng sẽ cảm thấy rất túng thiếu. Nếu mạo hiểm để vay mượn nhiều quá trong bất cứ đâu tư nào so với số vốn mình có, thì nó cũng không khác gì đang chơi cổ phiếu hay đánh bạc.

Thành công không thể có khi tiền bạc của bạn quá nhiều nhưng sức khỏe của bạn quá kém. Cân bằng giữa sức khỏe và tiền bạc sẽ cho bạn sự vui vẻ tự tin để tỉnh táo cho những quyết định trong công việc. Mỗi buổi sáng tôi chỉ cần 10 phút tắm hơi và buổi chiều 40 phút chạy máy, cộng với ăn uống cẩn thận đã cho tôi cân bằng được sức khỏe.

Có người thành công và người thất bại trên đất Mỹ, nhưng đối với tôi nó là một thiên đường. Khi đến đây, tôi không có gì ngoài hai bàn tay trắng và một ít kiến thức vì tôi đã bỏ học từ khi còn tiểu học ở Việt Nam. Tôi thầm cám ơn xã hội Mỹ đã tạo cơ hội cho tôi đạt được một kiến thức ở trường để làm một hành trang vô giá theo tôi mãi trong cuộc sống, dù nó là một cái giá mà tôi đã phải trả bằng sự vất vả suốt 10 năm. Cũng từ nơi này mà dù ít hay nhiều tôi đã góp phần giúp chị em tôi ở Việt Nam. Số tiền tôi có để cùng với thân nhân đầu tư ở Việt Nam, dù không phải là quá lớn, nhưng nó cũng là một phần trong số gần 3-4 tỷ USD khi đó người Việt ở nước ngoài đã cùng nhau gửi về Việt Nam hàng năm góp phần xây dựng quê hương.

Thành công của tôi trên đất Mỹ so với rất nhiều người Việt Nam ở đây thì quá nhỏ bé. Nhưng tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm khởi đầu từ số vốn nhỏ bé cùng với việc tôi làm nhiều người Việt đều có thể làm theo trong thời điểm khủng hoảng này. Hãy thay đổi suy nghĩ và nhìn khủng hoảng kinh tế như là một sự điều chỉnh để tạo cơ hội làm giàu cho bạn. Mỗi lần khủng hoảng là một cơ hội để bạn làm giàu, nếu khủng hoảng tiếp lần hai thì bạn sẽ có đến hai cơ hội để làm giàu. Nhưng nếu bạn không thay đổi suy nghĩ và biết cách để tận dụng cơ hội này thì nếu khủng hoảng tiếp lần hai xảy đến, bạn sẽ đón nhận thêm nữa một sự khó khăn chồng chất lên khó khăn hiện tại của bạn.

Những dòng tâm sự này nếu không nghĩ đến góp phần xây dựng cộng đồng ở Mỹ, và không nghĩ đến góp phần xây dựng quê hương ngày một tốt đẹp hơn thì tôi đã không đủ can đảm để bỏ thời gian viết ra. Hy vọng những trải nghiệm của tôi có thể định hướng cho một vài người có tham vọng như tôi.

Chúc các bạn thành công.

Michael Nguyen từ Elk Grove, California

Tags:
Đều mua nhà sống ở Mỹ nhưng hai nam ca sĩ tên Trường lại có không gian sống khác biệt

Đều mua nhà sống ở Mỹ nhưng hai nam ca sĩ tên Trường lại có không gian sống khác biệt

Trong khi Đan Trường sống trong căn biệt thự đẳng cấp chẳng khác gì khách sạn 5 sao thì Lam Trường lại thiên về sự tiện nghi và ấm cúng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất