Tổng thống Mỹ lo ngại về tình trạng hỗn loạn quá độ

10:11 29/06/2016

Ngày 28/6, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng cần đề phòng tình trạng hỗn loạn thái quá sau khi người dân Anh bỏ phiếu ủng hộ rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Tổng thống Mỹ Barack Obama phát biểu tại thủ đô Washington ngày 14/6. Ảnh: EPA/TTXVN

Lý do được đưa ra là trên thực tế mặc dù tiến trình hợp nhất đầy đủ châu Âu có thể bị ngưng trệ, nhưng những biến động lớn dường như là không xảy ra.

Phát biểu trên đài phát thanh “National Public” của Mỹ, Tổng thống Obama cho rằng “có chút ít sự hoảng loạn sau khi xảy ra cuộc bỏ phiếu Brexit”, kiểu một số nghi vấn như liệu Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) biến mất hay liên minh quân sự này sẽ giải thể. 

Nhưng theo ông, “đó không phải là những gì đang xảy ra”. Theo Tổng thống Obama, cuộc trưng cầu ở Anh cho thấy những thay đổi và thách thức đang diễn ra trong quá trình toàn cầu hóa.

Trong khi đó, cùng ngày, Bộ trưởng Tài chính Anh George Osborne cảnh báo Anh sẽ phải đối mặt với việc tăng thuế và cắt giảm hơn nữa chi tiêu quốc gia sau khi người dân nước này bỏ phiếu ủng hộ Brexit. 

Trả lời phỏng vấn đài BBC, Bộ trưởng Osborne cho rằng cần phải áp đặt các biện pháp “an ninh tài chính” cho người dân Anh sau khi họ chọn rời khỏi mái nhà chung EU.

Trong diễn biến liên quan, cũng trong ngày 28/6, Giám đốc điều hành Tập đoàn hàng không châu Âu Airbus, ông Tom Enders, cam kết các chi nhánh tại Anh của hãng này sẽ vẫn duy trì hoạt động tại đây bất chấp việc người dân Anh bỏ phiếu rời EU. 

Phát biểu tại lễ khai trương cơ quan điều hành toàn cầu mới của Airbus tại Blagnac, gần Toulouse, ở miền Tây Nam nước Pháp, ông Enders khẳng định “Anh vẫn là một thành viên của gia đình (Airbus) chúng ta”. Hiện nay, Airbus có 135.000 nhân viên, trong đó khoảng 10.000 đang làm việc tại Anh.

Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Bộ trưởng Thương mại Indonesia Thomas Lembong ngày 28/6 cho biết quyết định của Anh rời khỏi EU có thể làm trì hoãn quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Indonesia-EU (IE-CEPA).

Theo ông Thomas, việc Anh rời EU là một sự kiện có thể gây những ảnh hưởng đáng kể đến nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt đối với Anh và EU. Ông cho biết Chính phủ Indonesia vẫn muốn thúc đẩy quá trình đàm phán IE-CEPA, tuy nhiên, với tình hình hiện nay, nhiều khả năng Ủy ban Liên minh châu Âu (EC) sẽ tập trung vào tiến trình “ly hôn” với Anh, vì vậy việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình đàm phán giữa EU và Indonesia.

Về tác động của Brexit tới quan hệ thương mại giữa Indonesia và Anh, Bộ trưởng Thomas cho rằng việc này phụ thuộc vào các điều khoản “ly hôn” giữa Anh với EU, mà quan trọng nhất vẫn là việc liệu Anh sẽ ra đi hay ở lại trong thị trường chung EU.

Anh là đối tác chiến lược của Indonesia từ năm 2012. Năm 2015, thương mại hai nước đạt 2,35 tỷ USD, giá trị đầu tư của Anh tại Indonesia đạt 503,2 triệu USD.

Tags:
Những điều cần biết về khiếu nại tòa án di trú ở Úc

Những điều cần biết về khiếu nại tòa án di trú ở Úc

Bài viết sẽ giới thiệu về cách bạn có thể kiện lên tòa di trú để xin xem xét lại quyết định visa của bạn nếu không may bị từ chối và bạn không hài lòng với quyết định của visa.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất