Tổng thống Mỹ sẽ không thể tự ý phát động tấn công ở nước ngoài?

Các nhà lập pháp đảng Dân chủ hôm 12/3 cho biết họ sẽ bắt tay vào việc để sớm thông qua luật nhằm ngăn chặn tổng thống phát động các cuộc tấn công "bất tận" ở nước ngoài.

05:00 14/03/2021

Hạ nghị sĩ Gregory Meeks, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện, cho biết ủy ban sẽ bắt đầu tranh luận về việc bãi bỏ Đạo luật Sử dụng Lực lượng Quân sự (AUMF) được thông qua sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001. Đạo luật này vốn được sử dụng làm cơ sở cho việc tấn công Iraq năm 2002.

"Tôi dự định hoàn thiện luật để bãi bỏ AUMF tại Ủy ban Đối ngoại trong những tuần tới", ông Meeks nói trong cuộc họp báo trực tuyến với một nhóm đảng viên Dân chủ, theo Reuters.

Hiến pháp Mỹ trao quyền phát động chiến tranh cho quốc hội, không phải tổng thống. Tuy nhiên, thẩm quyền này được dịch chuyển qua tổng thống nếu quốc hội thông qua các AUMF.

Không lâu sau khi Mỹ không kích vào Syria theo lệnh của Tổng thống Joe Biden, hai thượng nghị sĩ Tim Kaine (đảng Dân chủ) và Todd Young (đảng Cộng hòa) đã khởi xướng kế hoạch bãi bỏ AUMF 1991 và AUMF 2002, vốn phê chuẩn tiến hành Chiến tranh vùng Vịnh và Chiến tranh Iraq.

Chính quyền Trump từng viện dẫn AUMF 2002 làm cơ sở pháp lý trong vụ không kích tiêu diệt tướng Iran Qassem Soleimani, cũng như trong một số tranh luận pháp lý về cuộc chiến lâu dài chống phiến quân IS, theo The Hill.

Phe Dan chu My muon ra luat de cham dut nhung 'cuoc chien bat tan' anh 1

Quân đội Mỹ. Ảnh: Wikimedia Commons.

Hạ viện - do đảng Dân chủ kiểm soát - đã thông qua việc bãi bỏ AUMF 2002 vào năm ngoái, nhưng dự luật này không qua được cửa Thượng viện khi đó còn do đảng Cộng hòa chi phối.

Theo The Hill, việc bãi bỏ AUMF 2001 là quan trọng hơn, vì nó phê chuẩn việc sử dụng quân đội chống lại các thủ phạm gây ra vụ khủng bố 11/9/2001; nhưng được chính quyền vin vào làm cớ để tiến hành các vụ tấn công những nhóm khủng bố riêng lẻ ở một vài quốc gia.

Hạ nghị sĩ Barbara Lee nói trong cuộc họp báo rằng các AUMF được sử dụng hơn 40 lần để biện minh cho những vụ tấn công ở 19 quốc gia.

"Đã đến lúc chúng ta kết thúc những cuộc chiến bất tận này", bà Lee nói.

Chủ tịch Ủy ban Tình báo Hạ viện Adam Schiff nói bất kỳ phê chuẩn tấn công nào trong tương lai phải có ngày kết thúc, áp dụng cho các quốc gia cụ thể, cũng như phải được tham vấn và báo cáo với quốc hội.

Nhà Trắng tuần trước nói ông Biden tin rằng các AUMF nên được đánh giá lại

Tags:
Đông Phương: Nước Mỹ cũ đã quay trở lại?

Đông Phương: Nước Mỹ cũ đã quay trở lại?

Năm 2018, khi tham gia Thượng đỉnh G7 tại Canada, ông Trump đã  lên án các nước đồng minh chiếm tiện nghi của Mỹ và từ chối ký tên chung vào thông cáo hội nghị, đồng thời rời khỏi hội nghị sớm. Trên chiếc Air Force One, ông Trump còn tweet phê bình thủ tướng nước chủ nhà Canada Justin Trudeau là giả dối và mềm yếu. Ông Biden đã làm việc đầu tiên về mặt ngoại giao sau khi nhậm chức, chính là tuyên bố: nước Mỹ cũ đã quay trở lại. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông Biden tập trung vào Thủ tướng Canada Trudeau. Ông Trudeau cũng đáp lại, nói rằng ông hy vọng nhiều như thế nào để Hoa Kỳ trở lại vị trí lãnh đạo. Thủ tướng Anh Johnson cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của vai trò lãnh đạo của Mỹ; Tổng thống Pháp Macron và Thủ tướng Đức Merkel cũng vậy.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất