Trẻ em Mỹ ngày càng ‘nghiện công nghệ’

Công nghệ ngày càng tiến xa, làm cho nhiều người, nhất là thế hệ trẻ không thể nào sống thiếu màn hình máy tính hay điện thoại, làm cho các nhà khoa học lúc nào cũng tự hỏi liệu thế hệ trẻ bây giờ có “nghiện công nghệ” hay không.

07:00 13/02/2018

Theo National Public Radio, các bác sĩ và các chuyên gia công nghệ tuy vẫn chưa có câu trả lời, nhưng đã bắt đầu tìm những giải pháp để chữa “nghiện công nghệ.”

Tiến Sĩ Michael Bishop cho biết: “Cộng đồng khoa học bị chia ra hai phía, đang tranh cãi để quyết định ‘nghiện công nghệ’ có thật hay không.”

Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) thì công nhận “nghiện chơi game” là một bệnh rối loạn tâm lý vì những hành vi có tính chất nghiện ngập.

Bác Sĩ Nicholas Kardakas là tác giả của quyển sách “Glow Kids: How Screen Addiction Is Hijacking Our Kids” viết về sức ảnh hưởng của công nghệ đối với trẻ em.

Ông cho biết có nhiều nghiên cứu về hình chụp não để tìm ra được những tác dụng xấu khi trẻ em nhìn vào màn hình quá lâu và ông từng chữa nhiều thiếu niên vì quá mải mê chơi game nên không thèm đứng dậy để đi vệ sinh.

Ông nói rằng có nhiều bằng chứng nhưng mọi người chưa sẵn sàng để đối mặt.

Tiến Sĩ Douglas Gentile, của đại học Iowa State University, từng bỏ hơn vài thập kỷ để nghiên cứu sức ảnh hưởng của công nghệ với trẻ em.

Ông cho biết: “Tôi đến từ một nơi có suy nghĩ rất cổ hữu. Tôi từng nghĩ làm sao trẻ em nghiện chơi game được. Nhưng những thông số làm tôi phải thay đổi suy nghĩ của mình.”

Tuy “nghiện công nghệ” chưa được chính thức công nhận là một bệnh ở Mỹ, những đang có nhiều cơ sở để chữa trị các thiếu niên có vấn đề này.

Em Griffin, không cho NPR biết họ, cho biết qua email: “Em bắt đầu chơi game từ lúc 9 tuổi vì thấy vui. Nhưng một thời gian sau, em thích chơi game hơn là ra đường xã giao và giải quyết các vấn đề trong đời sống.”

Sau khi đi leo núi và dã ngoại được vài tuần, mẹ em Griffin thấy em có nhiều tiến bộ trong cách hành xử. Tuy nhiên, em Griffin vẫn phải dùng máy tính để học và điện thoại để kết nối với các bạn cùng lứa.

Bác Sĩ Bishop, giám đốc của các trại chưa bệnh tâm lý “Summerland” ở California và North Carolina, cho biết các thiếu niên đến các trại này thường được chia làm hai nhóm.

Nhóm đầu tiên, đa số là các em trai, vì nghiện chơi game quá nên không có các kỹ năng xã giao. Các em này thường hay bị trầm cảm và có thể bị tự kỷ.

Nhóm thứ hai, đa số là các em gái, dùng sai cách hay nghiện mạng xã hội. Các em này hay thích chụp selfie, còn nhiều khi đưa những tấm hình bậy bạ lên mạng và còn bắt nạt người khác trên những trang web này.

Ông Bishop cho biết: “Chúng nên coi vấn đề như là một thói quen của các em hơn là bệnh. Vì nếu coi đây là thói quen, các em sẽ dễ thay đổi hơn.”

Bà Maia Szalavitz, một chuyên gia nghiên cứu các bệnh nghiện ngập, cho rằng nếu các em thiếu niên bị coi là một người nghiện sẽ rất nguy hiểm, vì các em trong độ tuổi này đang tìm hiểu về bản thân mình.

Mỗi thói quen có một cách chữa trị khác nhau. Những người nghiện rượu hay nghiện ma túy có thể đi cai nghiện, nhưng những người bị rối loạn ăn uống không thể nào đi cai nghiện được, mà phải tìm cách thay đổi thói quen ăn uống hằng ngày của họ.

Trong xã hội ngày nay, công nghệ cứ như là thức ăn, không thể nào thiếu được. Game hay các mạng xã hội thì còn có thể tránh được, nhưng nhiều học sinh cần phải dùng máy tính để làm bài và nhiều việc khác.

Nhiều chuyên gia công nghệ đang tìm cách thay đổi những chiếc máy để giúp trẻ em bớt “nghiện công nghệ.”

Tags:
Thêm 10 trẻ em Mỹ chết vì cúm

Thêm 10 trẻ em Mỹ chết vì cúm

Có thêm 10 trẻ em chết vì cúm tại Mỹ, nâng tổng số bệnh nhân trẻ tuổi bị thiệt mạng mùa cúm năm nay lên 63, các giới chức y tế cho biết hôm Thứ Sáu, theo bản tin của USA Today.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất