Trở ngại khiến Mỹ chưa thể cấm người dân sở hữu súng

Kiểm soát súng ở Mỹ khó thành hiện thực vì nó liên quan đến vận động hành lang, đảng phái chính trị và thói quen của người Mỹ.

23:43 04/10/2017

Những khẩu súng trong phòng khách sạn của Stephen Paddock, kẻ xả súng vào đám đông xem ca nhạc ở Las Vegas ngày 1/10. Ảnh: Sun.

Sau một vụ xả súng năm 1996, Australia đã ban hành lệnh cấm sở hữu súng và tổ chức chương trình thu hồi hơn 600.000 khẩu súng từ dân thường. Việc này đã chấm dứt hiệu quả các vụ xả súng và giảm một nửa số ca tử vong do súng. Tại sao Mỹ không thể làm được điều đó?Stephen Paddock, kẻ giết 59 người trong vụ xả súng ở Las Vegas hôm 1/10, là một trong khoảng 7,7 triệu người Mỹ sở hữu từ 8 đến 140 khẩu súng. Việc Paddock có tới 42 khẩu súng và hàng nghìn viên đạn lại làm dấy lên một vấn đề gây tranh cãi từ lâu: Tại sao Mỹ không thể kiểm soát được súng đạn trong dân.

Tu chính án thứ hai của hiến pháp Mỹ quy định người dân được quyền sở hữu và mang vũ khí. Theo Pew Research, 74% số người sở hữu súng Mỹ nói rằng quyền này là "cần thiết" đối với sự tự do của họ, trong khi chỉ có 44% tin rằng việc người dân dễ dàng sở hữu súng hợp pháp gây ra đáng kể các vụ bạo lực bằng súng.

Vụ thảm sát 20 học sinh tại trường tiểu học Sandy Hook tháng 12/2012 từng gây ra làn sóng phẫn nộ, khiến các nhà lập pháp trước đây không quan tâm đến biện pháp kiểm soát súng thay đổi quan điểm.

Hai thượng nghị sĩ Joe Manchin và Pat Toomey đã thúc đẩy dự luật yêu cầu kiểm tra lý lịch của người mua súng và nhận được sự ủng hộ của 84% người Mỹ, theo Guardian.

Nhưng khi tham gia các cuộc đàm phán ban đầu về dự luật, Hiệp hội Súng trường Quốc gia (NRA) đã phản đối mạnh mẽ, khiến dự luật cuối cùng chết yểu.

tro-ngai-khien-my-chua-the-cam-nguoi-dan-so-huu-sung-1

Một hội chợ súng ở Mỹ. Ảnh: DPA.

Sức ảnh hưởng của NRA

NRA là tổ chức có khả năng vận động hành lang rất mạnh mẽ. Cựu tổng thống Barack Obama từng nói về các thượng nghị sĩ không dám ủng hộ dự luật rằng: "Mọi chuyện cuối cùng là vì vấn đề chính trị - họ lo ngại rằng những người sở hữu súng sẽ quay lưng lại với họ trong các kỳ bầu cử tương lai".

NRA có gần 10 người vận động hành lang liên bang làm việc toàn thời gian và họ tuyên bố có số thành viên khoảng 5 triệu. Quan trọng hơn, các thành viên NRA thường tham gia hoạt động chính trị. Họ thường xuất hiện tại các cuộc gặp mặt công chúng, thường "bỏ bom" các văn phòng quốc hội bằng những cuộc điện thoại và tích cực đi bỏ phiếu.

Tuy nhiên, NRA thậm chí không nằm trong top 50 công ty và nhóm chi tiêu nhiều nhất cho vận động hành lang và ảnh hưởng của họ có thể bị xói mòn bởi sự quyết đoán ngày càng gia tăng của các chính trị gia đảng Dân chủ và những người ủng hộ kiểm soát súng.

Trong cuộc khảo sát ở chiến dịch bầu cử năm ngoái, 3/4 người ủng hộ bà Clinton muốn cấm bán vũ khí tấn công trong khi chỉ 1/3 người ủng hộ ông Trump đồng ý. Thành viên của đảng Cộng hòa đa phần sở hữu nhiều súng hơn đảng Dân chủ.

Dù vấn đề kiểm soát súng luôn được nêu lên sau các vụ xả súng, số người chết trong các thảm kịch đó chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong số những người thiệt mạng vì súng hàng năm tại Mỹ. Bạo lực súng tập trung ở những khu vực nghèo nhất. Người Mỹ gốc Phi, chiếm 13% tổng dân số, chiếm hơn một nửa tổng số nạn nhân thiệt mạng vì súng.

Theo khảo sát năm 2016, người Mỹ sở hữu khoảng 265 triệu khẩu súng, tức là trung bình một người Mỹ có nhiều hơn một khẩu súng. 

Điều đó có nghĩa là bất kỳ biện pháp kiểm soát súng mới nào ở Mỹ đều phải chống lại một thực tế đáng ngại là quốc gia này vốn đã tràn ngập súng. Thực tế đó là cốt lõi trong lập luận của những người ủng hộ sở hữu súng rằng các biện pháp kiểm soát sẽ không làm tăng sự an toàn của công chúng.

Sau vụ thảm sát ngày 1/10, các nghị sĩ Dân chủ đã bày tỏ hy vọng rằng có thể có sự thay đổi dưới thời Trump vì những người sở hữu súng tin tưởng vào Trump hơn Obama.

"Ông ấy là chìa khóa để mở ra bất cứ điều gì có thể đối với việc kiểm soát súng", một cố vấn cấp cao của nói. "Nếu những người Cộng hòa thay đổi quan điểm thì đó là vì ông ấy khiến họ làm vậy".

Tuy nhiên, không cho thấy bất cứ động thái nào theo hướng các nghị sĩ Dân chủ mong muốn. "Chúng ta cần thu thập thông tin chính xác trước khi đưa ra những lập luận về hạn chế Tu chính án thứ hai. Cuộc điều tra vẫn đang trong giai đoạn ban đầu", Nhà Trắng ra tuyên bố.

Tags:
Vấn đề sở hữu súng ở Mỹ lại “nóng lên” sau vụ tấn công ở Las Vegas

Vấn đề sở hữu súng ở Mỹ lại “nóng lên” sau vụ tấn công ở Las Vegas

Vụ xả súng bên ngoài khu nghỉ dưỡng Mandalay Bay, Las Vegas đã khơi lại mâu thuẫn luôn âm ỉ trong xã hội Mỹ từ trước đến nay, đó là vấn đề sở hữu súng.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất