Trump có thể hiểu lầm tuyên bố ngừng thử hạt nhận của Kim Jong-un

Trong khi Mỹ cho rằng Triều Tiên ám chỉ họ sẽ cam kết phi hạt nhân hóa, Bình Nhưỡng có thể chỉ đang tái khẳng định họ là một quốc gia hạt nhân.

05:30 25/04/2018

Tổng thống Mỹ Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

Tổng thống Mỹ Trump (trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: AP

Triều Tiên ngày 21/4 tuyên bố dừng thử tên lửa, hạt nhân và đóng cửa một cơ sở thử hạt nhân. Tổng thống Mỹ Trump gọi đây là một chiến thắng ngoại giao lớn. "Chúng ta chẳng phải nhượng bộ gì mà họ đã đồng ý phi hạt nhân hóa", ông viết trên Twitter.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Jim Mattis cũng coi tuyên bố ngừng thử vũ khí như dấu hiệu cho thấy Triều Tiên nhượng bộ trước thềm hội nghị thượng đỉnh dự kiến diễn ra vào cuối tháng 5 hoặc đầu tháng 6. "Có nhiều lý do để lạc quan rằng cuộc đàm phán sẽ thành công", Mattis nói.

Tuy nhiên, Guardian cho rằng cách Mỹ và Triều Tiên diễn giải tuyên bố ngừng thử vũ khí có sự khác biệt lớn. Trong báo cáo trình cho đảng Lao động Triều Tiên, Kim Jong-un nói rõ rằng ông dừng thử vũ khí vì nước này đã hoàn thành việc xây dựng biện pháp răn đe hạt nhân. Ông gọi kho vũ khí Triều Tiên là "thanh gươm có giá trị mạnh mẽ để bảo vệ hòa bình" và là một chính sách bảo đảm để thế hệ tương lai "có thể tận hưởng cuộc sống đàng hoàng và hạnh phúc nhất trên thế giới". 

Trong sách trắng quốc phòng năm 2016, Seoul ước tính Bình Nhưỡng có 50 kg plutoni, đủ chế tạo khoảng 10 quả bom hạt nhân. Mỹ ước tính số lượng bom hạt nhân của Triều Tiên cao hơn đáng kể. Việc Triều Tiên đóng cửa cơ sở thử hạt nhân Punggye-ri không đồng nghĩa với việc họ sẽ không sử dụng các địa điểm khác hay thậm chí thử nghiệm hạt nhân trong khí quyển, nhà khoa học chính trị của MIT Vipin Narang chỉ ra.

"Tôi không thấy tuyên bố của Triều Tiên là một bước tiến tới phi hạt nhân hóa". Christopher Green từ Nhóm Khủng Hoảng Quốc Tế nhận xét:  "Họ ngừng thử nghiệm nhưng tái khẳng định họ là một quốc gia hạt nhân".

Ông Kim thể hiện việc ngừng thử vũ khí như một đóng góp của Triều Tiên với mục tiêu phi hạt nhân hóa toàn cầu trong tương lai. "Có thể coi thông báo của Triều Tiên cuối tuần qua như một sự nhượng bộ", Mira Rapp-Hooper, chuyên gia Trường luật Yale nói. "Nhưng bạn cũng có thể coi đó là tuyên bố khi họ đã có đòn bẩy".

"Đối với người Triều Tiên, việc phi hạt nhân hóa bán đảo không có nghĩa là giải trừ đơn phương", Joshua Pollack, biên tập viên của tạp chí Nonproliferation Review, viết. "Họ diễn tả nó như một phần trong nỗ lực giải trừ vũ khí toàn cầu".

Pollack nhấn mạnh khi làm vậy, Triều Tiên đã sao chép ngôn ngữ mà Bắc Kinh sử dụng khi nước này tuyên bố dừng thử hạt nhân vào năm 1996, khiến chính phủ Trung Quốc khó thúc đẩy Bình Nhưỡng làm nhiều hơn.

"Có sự hỗn độn trong vào cuối tuần qua và hôm nay khi họ đọc tài liệu và nhận ra tuyên bố không phải như những họ nghĩ", ông nói.

Các quan chức Mỹ đã nhiều lần nói rằng Mỹ sẽ yêu cầu Triều Tiên phi hạt nhân hóa hoàn toàn tại hội nghị thượng đỉnh, tức từ bỏ tất cả vật liệu hạt nhân. Nhưng ngày 23/4, phát ngôn viên Sarah Sanders không nhấn mạnh mục tiêu này. Khi được hỏi "phi hạt nhân hóa" theo định nghĩa của Trump là gì, Sanders không trả lời mà nói rằng Trump và Kim Jong-un sẽ quyết định các chi tiết cụ thể khi họ gặp nhau.

Trước khi gặp Trump, Kim Jong-un cuối tuần này sẽ họp với Tổng thống Hàn Moon Jae-in tại Khu Phi quân sự. Hai lãnh đạo dự kiến thảo luận về việc chính thức kết thúc chiến tranh liên Triều. Về mặt lý thuyết, hai nước vẫn đang trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến được kết thúc năm 1953 bằng lệnh ngừng bắn chứ không phải hiệp định hòa bình.

Các chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể đang lừa Trump vào một cái bẫy. Nhà Trắng cho biết họ sẽ duy trì chính sách gây áp lực tối đa lên Bình Nhưỡng cho đến khi họ phi hạt nhân hóa hoàn toàn, nhưng điều đó sẽ khó duy trì nếu không có sự hỗ trợ của Trung Quốc và Hàn Quốc. Trong khi đó, Bắc Kinh và Seoul có thể sẽ dễ nhượng bộ Triều Tiên, đồng ý rằng Bình Nhưỡng chỉ cần ngừng thử vũ khí là đã có thể được gỡ các lệnh trừng phạt.

Chính quyền Trump trước đây đã từ chối chấp nhận thỏa thuận như vậy. Tuy nhiên, hiện giờ, với mong muốn tuyên bố chiến thắng ngoại giao, họ có thể chấp nhận giải pháp đó.

"Đội ngũ của Trump đang khao khát được tuyên bố chiến thắng", Rapp-Hooper nói. "Vì vậy, họ có thể sẵn sàng giảm nhẹ mục tiêu để đạt được điều đó".

Nguồn: VnExpress.net

Tags:
Kẻ tấn công nhà hàng Mỹ từng xâm nhập Nhà Trắng đòi gặp Trump

Kẻ tấn công nhà hàng Mỹ từng xâm nhập Nhà Trắng đòi gặp Trump

Nghi phạm 29 tuổi bắn chết 4 người trong nhà hàng Mỹ từng nhảy qua hàng rào an ninh Nhà Trắng vào năm ngoái để đòi gặp Trump.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất