Trung Quốc ngang ngược quân sự hóa các đảo trên Biển Đông

Trung Quốc bắt đầu triển khai trang, thiết bị quân sự trên các đảo mà nước này xâm chiếm và đang cải tạo phi pháp trên Biển Đông.

09:56 17/12/2016

Trung Quốc đưa vũ khí phòng không ra Trường Sa

Vừa qua, báo cáo của Chương trình chống tham nhũng ở vùng biển châu Á (AMTI) do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Hoa Kỳ (CSIS) thành lập cho biết, Trung Quốc đã bố trí hệ thống phòng không và chống tên lửa ở quần đảo Trường Sa- thuộc chủ quyền của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng trái phép- trên Biển Đông.

Báo cáo của AMTI tiết lộ, Trung Quốc đã xây dựng những chủ thể bảo vệ phương tiện phòng thủ thuộc loại trang bị phòng không cỡ lớn và có thể là cả hệ thống vũ khí tầm gần trên mỗi cứ điểm của họ trên những hòn đảo mà bắc Kinh xâm chiếm trái phép trên Biển Đông.

AMTI đã đưa ra bản báo cáo nêu rõ về sự xuất hiện những chủ thể quân sự trên các hòn đảo mà Trung Quốc đang cải tạo trái phép, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, sau khi nghiên cứu những hình ảnh mới nhất do vệ tinh chụp trong khu vực Biển Đông.

Thông báo cho biết, ngoài các hệ thống phòng không và chống tên lửa trên các hòn đảo còn nổi rõ hình ảnh các đường băng sân bay mới và những ngọn tháp, có thể là nơi đặt những tổ hợp radar giám sát.

Ông Greg Polin – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) tuyên bố với hãng Reuters rằng, lần đầu tiên AMTI có thể chắc chắn rằng, đây chính là các công trình phục vụ cho lực lượng phòng không và phòng chống tên lửa,

Ông thừa nhận rằng, bản thân mình đã từng nghĩ rằng Trung Quốc không thể có những hệ thống thiết bị quân sự lớn, được tích hợp trong một hệ thống hiện đại như vậy. Theo quan điểm của ông, chắc chắn là Trung Quốc đang đẩy nhanh tốc độ quân sự hóa vùng biển đảo này.

Hồi tháng 2 năm nay, Trung Quốc cũng đã từng triển khai các hệ thông tên lửa phòng không HQ-9 (Hồng Kỳ 9) và các tổ hợp tên lửa bờ đối hạm, cùng với máy bay chiến đấu J-11 và JH-7 ra đảo Phú Lâm, thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Quần đảo Hoàng Sa.

Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động đòi chủ quyền phi pháp

tq
Máy bay ném bom H-6 của Trung Quốc bay trên Biển Đông

Sau khi bị cộng đồng quốc tế và các nước ASEAN phản đối kịch liệt, Bắc Kinh đã rút các trang bị này vào cuối tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, chắc chắn là trong tương lai Bắc Kinh sẽ tiếp tục quân sự hóa các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa, nhằm lập “Vùng nhận dạng phòng không” trên Biển Đông.

Hiện nay, Trung Quốc đang tranh đoạt chủ quyền các đảo trên Biển Đông với 5 quốc gia khác thuộc ASEAN. Tham vọng bành trướng của nhà cầm quyền Bắc Kinh đã biến Biển Đông thành một trong những điểm nóng tiềm tàng nguy cơ xung đột nguy hiểm nhất và kéo dài nhất thế giới trong suốt mấy thập niên.

Vừa qua, nhà cầm quyền Bắc Kinh cũng đã tổ chức cái gọi là “Lễ kỷ niệm lần thứ 70 Trung Quốc thu hồi quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa) và Nam Sa (Trường Sa) trên Biển Đông”, công khai ủng hộ dã tâm xâm lược lãnh thổ của nước khác nhằm nuốt trọn Biển Đông.

Trung Quốc không đưa ra được bằng chứng lịch sử rõ ràng và thuyết phục rằng các đảo này từ xưa thuộc về mình nên Bắc Kinh tìm đỷ mọi cách thuyết phục công luận quốc tế về tính hợp pháp đối với chủ quyền các đảo Biển Đông. Do đó, nước này đã tổ chức các loại “lễ kỷ niệm” phi pháp.

Ba mục tiêu chính của Trung Quốc

Bàn về vấn đề này, Phó Giáo sư Vladimir Korsun từ Học viện quan hệ quốc tế Moscow (MGIMO) cho biết, Trung Quốc tìm cách bảo đảm chủ quyền đối với vùng biển đảo không chỉ “để khôi phục lại quyền chủ quyền lịch sử” mà còn muốn kết nối những vùng đất mà Bắc Kinh cho là “từ xa xưa” đã thuộc về nước này”.

Điều này cho phép Trung Quốc kiểm soát không chỉ giao thông đường biển, không chỉ trong giới hạn 12 dặm hiện tại của vùng lãnh hải Trung Quốc, mà còn khống chế cả tuyến đường biển quốc tế lớn thứ hai thế giới, qua các eo biển Malacca, Sunda và Lombok.

Các tuyến đường hàng hải này chiếm đến 60% khối lượng giao dịch ngoại thương của Trung Quốc và 80% lượng dầu nhập khẩu vào Trung Quốc từ các khu vực Trung Đông và châu Phi, để phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển quá nóng của mình.

Đối với Trung Quốc động lực quan trọng để tranh chấp lãnh thổ còn là sự hiện diện của nguồn tài nguyên cá khổng lồ, cũng như phát hiện và khẳng định trữ lượng lớn dầu khí ở Biển Đông, trong bối cảnh Bắc Kinh luôn khát năng lượng thì vấn đề này mang tính chất rất cấp thiết.

tq1
Trung Quốc đã bắt đầu triển khai các thiết bị quân sự trên các đảo ở Biển Đông

Theo chuyên gia Australia, Giáo sư Carlyle Thayer, chiến lược của Trung Quốc trong khu vực có ba mục tiêu chính:

Thứ nhất là: Ngăn chặn việc quốc tế hóa tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tức là sự can thiệp của các quốc gia ngoài khu vực, đặc biệt là Hoa Kỳ. Điều này sẽ giúp Bắc Kinh hạn chế những đối đầu quân sự không đáng có đối với cường quốc số 1 thế giới

Thứ hai là: Làm suy yếu sự thống nhất của ASEAN để ngăn chặn việc tranh chấp với cả khu vực, tức là dùng các con bài chính trị, kinh tế và quân sự để phá mối liên kết giữa các nước Đông Nam Á.

Thứ 3 là: Duy trì sự căng thẳng trong Biển Đông ở mức độ vừa phải, tức là giữ chúng trong phạm vi các áp lực chính trị và đạo đức, không dẫn đến sự can thiệp quân sự trực tiếp của Mỹ, sử dụng sự săng thẳng trên Biển Đông như một trong những công cụ chiến lược để gây áp lực đối với Mỹ và giành quyền lãnh đạo trong khu vực.

Tuy nhiên, trong thời gian qua Bắc Kinh đã không thể dễ dàng thực hiện mưu đồ của mình. Sự hồi sinh của các nước Đông Nam Á có tuyên bố chủ quyền đối với các đảo Biển Đông, cũng như sự xuất hiện chính quyền mới ở Washington, chắc sẽ buộc Bắc Kinh sẽ phải thay đổi đối chiến lược này.

Sau đây là loạt ảnh Trung Quốc triển khai vũ khí và các thiết bị quân sự trên các đảo ở Biển Đông:

tq2
tq3
tq4
tq5
tq6

Nguồn: http://baodatviet.vn/the-gioi/quan-he-quoc-te/trung-quoc-ngang-nguoc-quan-su-hoa-cac-dao-tren-bien-dong-3325119/?paged=2Thiên Nam

Tags:
Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Thực hư tin Tổng thống Trump miễn visa cho công dân châu Á vào Mỹ

Nhiều người châu Á đã cảm thấy rất phấn khích vì thông tin cho rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump miễn phí cấp visa tới Mỹ.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất