Từ chối sử dụng vắc xin, một số “điểm nóng” ở Mỹ dễ bị t.ấ.n c.ô.n.g bởi dịch bệnh

Các báo cáo mới nhất chỉ ra rằng, một số bang và đô thị ở Mỹ sắp tới sẽ trở thành điểm nóng dễ bùng phát dịch bệnh.

00:00 18/06/2018

Theo một nghiên cứu được xuất bản trong tạp chí y khoa PLOS Medicine vào thứ tư, nguy cơ bùng phát dịch bệnh sẽ gia tăng ở 12 trên 18 bang cho phép miễn trừ tiêm chủng cho trẻ em. Các bang đó bao gồm: Arkansas, Arizona, Idaho, Maine, Minnesota, Bắc Dakota, Ohio, Oklahoma, Oregon, Pennsylvania, Texas và Utah.

Tiến sĩ Peter Hotez, đồng tác giả của nghiên cứu được xuất bản và cũng là hiệu trưởng Trường Y học Nhiệt đới Quốc gia, đại học y Baylor, Houston cho hay, trong hơn một thập kỉ qua, số lượng trẻ mẫu giáo không được tiêm chủng ngày càng nhiều ở những bang kể trên.

Ông nói: “Đây là tiếng chuông cảnh tỉnh”.

Một số “điểm nóng” khác là các thành thị và khu vực có tỉ lệ tiêm chủng thấp cũng sẽ trở thành địa điểm thuận lợi cho dịch bệnh bùng phát, ví dụ như: Seattle và Spokane, Washington; Portland, Oregon, Phoenix, thành phố Salt Lake và Provo, Utah; Houston, Fort Worth, Plano và Austin, Texas; Troy, Warren và Detroit, Michigan; thành phố Kansas, Missouri. Tại các thành phố lớn và đặc biệt là nơi có sân bay quốc tế, tỉ lệ trẻ không được tiêm phòng cao sẽ là nhân tố làm tăng nguy cơ lan truyền mầm bệnh. Theo các nghiên cứu, dịch sởi bùng phát tại Mỹ thường do người dân mang mầm bệnh từ nơi khác hoặc quốc gia khác về.

Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng những địa hạt nhỏ như Idaho, Winconsin và Utah lại có tỉ lệ miến trừ tiêm chủng cao đến mức đáng lo ngại

Cuộc chiến của người cha mang căn bệnh tự kỷ

 “Tôi là một chuyên gia vắc xin, nhưng tôi cũng chỉ là một người cha mắc bệnh tự kỷ cố gắng chiến đấu với phong trào bài xích vắc xin”- Ông Hotez chia sẻ. Những người bài xích vắc xin thường tuyên truyền rằng tiêm chủng có thể gây bệnh tự kỷ, tuy nhiên lý thuyết sai lầm này đã bị bác bỏ.

Vắc xin không gây tự kỷ

Hotez và cộng sự của mình đã phát hiện ra rằng số trẻ mẫu giáo không được tiêm chủng ngày càng tăng từ năm 2009 ở 12 trên 18 bang cho phép miễn trừ tiêm chủng bởi những lý do không liên quan đến sức khỏe.

Theo nghiên cứu của ông, các bang cho phép cha mẹ được quyền không tiêm chủng cho con cái thường cũng có tỉ lệ tiêm vắc xin MMR thấp (vắc xin MMR là loại vắc xin được tiêm cho trẻ từ 12 đến 15 tháng tuổi và từ 4 đến 6 tuổi để phòng sởi, quai bị và rubella.)

“Minnesota vừa có một dịch sởi khủng khiếp vào năm ngoái”- Hotez nói. Ông cũng cho biết tiêm chủng sẽ bảo vệ từ 90 đến 95% trẻ em khỏi các căn bệnh lây nhiễm.

Dịch sởi bùng phát tại Minnesota

“Quận Marin, California và quận Cam, California đều có những làn sóng phản đối vắc xin vô cùng mạnh mẽ”- Ông nói. Trên thực tế, tiểu bang đã có luật cho phép miễn trừ tiêm phòng vì các lý do không liên quan đến vấn đề y tế khiến dịch sởi năm 2014-15 bùng phát tại Anaheim, một thành phố ở quận Cam.

Vì lý do đó, năm 2015, người dân California đã bỏ phiếu yêu cầu dừng miễn trừ tiêm chủng vì các lý do không liên quan đến vấn đề y tế. Nhờ vậy, số trẻ được tiêm phòng trong năm 2016- 2017 tăng đáng kể.

Lo ngại của tiến sĩ Hotez không chỉ là vấn đề vắc xin trong nước.

 “Tôi lo rằng những phong trào phản đối vắc xin ở châu Âu và châu Mỹ sẽ lan ra toàn thế giới.”

“Dịch sởi ở châu Âu hiện nay có thể có nguồn gốc từ Mỹ”. Tiến sĩ cũng nói thêm rằng hơn 10.000 ca mắc sởi ở Ukraine trong năm nay và cả những tỉ lệ đáng báo động ở Romania, Ý, Hi Lạp và Đức sẽ vượt qua con số 20.000 ca sởi ở châu Âu trong năm ngoái.

“Năm 2000, chúng tôi thành lập Liên minh toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng(GAVI). Tổ chức đã hoạt động vô cùng thành công”. Ông Hotez chia sẻ: “Tổ chức đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình, giảm tỉ lệ tử vong do các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em như sởi. GAVI đã giảm tỉ lệ tử vong của các ca mắc sởi tới 90%, từ hơn 600.000 ca xuống còn hơn 70.000. Nhưng hiện tại, tôi sợ rằng chúng ta lại đang mất kiểm soát tình thế.”

Giải pháp khả thi

Nghiên cứu mới là một cống hiến to lớn trong lĩnh vực này, Saad B. Omer, giáo sư dịch tễ học toàn cầu và nhi khoa tại Đại học Emory nhận định.

Giáo sư Omer cho biết điểm mạnh của nghiên cứu mới là các chuyên gia đã thực sự phân tích sâu rộng ở từng bang cho phép miễn trừ tiêm chủng.

Giáo sư cũng xuất bản một nghiên cứu cho thấy tỉ lệ kháng thuốc và tỉ lệ mắc bệnh cao hơn ở các bang cho phép miễn trừ tiêm chủng; tuy nhiên, nghiên cứu của giáo sư tập trung vào bệnh ho gà.

Tuy nhiên, “nếu muốn được miễn tiêm vắc xin, vậy thì tỉ lệ nhiễm bệnh phải ở mức thấp”, giáo sư nói. Trong một nghiên cứu khác của ông cùng cộng sự, họ đã chỉ ra rằng ở các bang cho phép miễn tiêm vắc xin, tỉ lệ kháng vắc xin lại càng tăng cao.

 “Gần đây, chúng tôi đã quan sát được xu hướng kháng vắc xin trên toàn quốc”- Omer nói.

 “Tin vui là các chính sách mới tại các bang đang dần khiến phụ huynh phải đưa con đi tiêm phòng, và việc này  có ảnh hưởng tích cực đến tỉ lệ kháng vắc xin trên cả nước”. Giáo sư Omer cho biết. Tại Washington, các bậc phụ huynh bị yêu cầu phải được tư vấn bởi các bác sĩ trước khi quyết định không tiêm vắc xin cho con cái.

Bằng việc thêm những điều khoản mới vào luật pháp, bang Washington đã giảm khoảng 42% tỉ lệ kháng vắc xin. Ở California trước đây, một số yêu cầu khắt khe đã được đưa ra trong vấn đề xem xét miễn tiêm chủng.

Giáo sư Omer cho hay, những thay đổi đó sẽ mang lại hệ quả tích cực trên toàn quốc.

CNN/ Phương Anh

Tags: vắc-xin
Thử nghiệm thành công “vắc xin” trị ung thư di căn

Thử nghiệm thành công “vắc xin” trị ung thư di căn

Với cơ chế kích thích miễn dịch tương tự tiêm vắc-xin, các nhà khoa học Mỹ đã loại bỏ được cả khối u chính lẫn các điểm di căn xa xôi trong cơ thể những con chuột thí nghiệm mang bệnh ung thư.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất