Úc tái khẳng định kiên quyết với vấn đề người tị nạn

Bộ trưởng Di trú Úc, Peter Dutton khẳng định lại lập trường cứng rắn của chính phủ rằng những thuyền nhân tị nạn trên đảo Manus và Nauru không được Mỹ nhận sẽ vẫn tiếp tục ở lại Papua New Guinea.

21:31 17/04/2017

Úc đã có thoả thuận đổi người tị nạn từ hai trại tị nạn ngoài khơi của nước này với Mỹ nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin phía Mỹ sẽ nhận bao nhiêu người.

Trong vài tháng im lặng kể từ sau cuộc điện đàm giữa thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull và tổng thống Mỹ Donald Trump về thoả thuận này, ngày 9/4 bộ trưởng Di trú Úc đã khẳng định sau khi Mỹ công bố số người tị nạn được chấp nhận, toàn bộ những người bị từ chối sẽ tiếp tục ở lại hai đảo Manus và Nauru và sẽ không bao giờ có cơ hội đến Úc, chấm dứt những lời đồn thổi về số phận mập mờ của những người bị từ chối cơ chế tị nạn ở hai trại này.  

Ông Dutton nói rằng chính phủ cũ của đảng Lao động Úc đã ký một thoả thuận với Papua New Guinea (PNG) để tái định cư cho những người tị nạn và ông nghĩ rằng nước này sẽ có trách nhiệm thực hiện cam kết đó.

“Chúng tôi sẽ làm việc với chính phủ PNG nhưng một số người sẽ vẫn ở lại PNG”, ông trả lời đài truyền hình Sky News.  

“Chúng tôi đã nói rất rõ với chính phủ PNG. Đó là điểm mấu chốt trong thoả thuận ký kết giữa thủ tướng O’Neill và Kevin Rudd. Bản thân PNG là một nước công nhận công ước về người tị nạn và những nghị định thư liên quan thì PNG phải có trách nhiệm thu xếp định cư cho những người này”, ông Dutton nói.

“Chúng tôi đã nói rất rõ, những người này sẽ không được định cư ở đất nước chúng tôi”.

Vị bộ trưởng Di trú này nói rằng “khoảng 36 người” đã được định cư ở PNG.

Ông cũng cho biết ông cũng nghĩ trại tị nạn trên đảo Manus sẽ đóng cửa trước cuối tháng mười theo như phán quyết của toà án tối cao PNG đưa ra vào năm ngoái.

Theo ông Dutton, các nhân viên của bộ An ninh Quốc gia và bộ Ngoại giao Mỹ đang kiểm tra các trường hợp trên đảo Manus và có vẻ rất lạc quan rằng nhiều người sẽ được chấp nhận.

“Chúng tôi đã rất phấn khởi thông qua cách làm của các nhân viên này. Chúng tôi nghĩ rằng có khả năng cao sẽ có nhiều người có cơ hội nhưng chúng tôi vẫn chưa có con số cụ thể”, ông Dutton nói.

Hiện tại, chính phủ Úc vẫn khá thận trọng không đưa ra con số cụ thể về việc bao nhiêu người sẽ được phía Mỹ chấp thuận.

Thoả thuận trao đổi người tị nạn này được ký kết vào cuối năm ngoái giữa chính quyền của thủ tướng Úc, Malcolm Turnbull và chính quyền của tổng thống Obama.

Úc đang trên đà trở thành một xã hội hoàn toàn không có tiền mặt?

Úc đang trên đà trở thành một xã hội hoàn toàn không có tiền mặt?

Ngân hàng Dự trữ Úc sẽ giới thiệu một công nghệ mới trong năm nay để thúc đẩy quốc gia này trở thành một xã hội không có tiền mặt.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất