Vào Đại Học Mỹ Dễ Hơn Bạn Nghĩ!

Hằng năm vào khoảng thời gian này, phụ huynh và học sinh lớp 12 thường vô cùng hoang mang trước những tựa bài báo như:

07:59 09/04/2017

“Tràn ngập hồ sơ đăng ký vào các trường Đại học”

“Bùng nổ số lượng hồ sơ xin nhập học cho năm 2021.”

“UCLA nhận được hơn 100.000 đơn xin nhập học”

Tuy nhiên, đằng sau câu chuyện của những hồ sơ không được chấp nhận, là một thực tế rằng, ngoại trừ một số ít các trường cực kỳ gắt gao trong khâu tuyển sinh, thì việc xin nhập học vào một trường đại học ngày nay không hề khó khăn như nhiều người thường nghĩ. Và nó có thể sẽ trở nên dễ dàng hơn nữa trong những năm tới.

Điều đó có nghĩa là học sinh và phụ huynh có thể thương lượng để nhận thêm hỗ trợ tài chính từ các trường đại học đang âm thầm đấu tranh để có thêm sinh viên.

Lối suy nghĩ cho rằng không dễ dàng để được nhận vào một trường đại học hiện đang làm nản lòng nhiều người đến nỗi họ không còn muốn nộp đơn, hoặc chuyển hướng tới những trường có chất lượng thấp với tỷ lệ tốt nghiệp yếu kém trong khi họ hoàn toàn có thể được nhận vào một trường tốt hơn.

Dayeel Dauphine là một trong số những người như vậy. Là con trai của một người Haiti nhập cư, anh lớn lên trong hoàn cảnh thiếu thốn về tài chính. “Đại học chắc chắn không nằm trong danh sách việc cần làm của tôi”, anh nhớ lại. Thay vào đó, mục tiêu của anh khi bước vào trường trung học ở Greenacres, Florida, là “kiếm tiền ngay sau khi tốt nghiệp”. Câu chuyện của Dauphine sẽ có một kết thúc có hậu. Và những số liệu dưới đây sẽ chứng minh điều ngược lại với lối suy nghĩ cho rằng việc học đại học là quá xa vời với những người như Dauphine.

Chỉ có 5% sinh viên học tại các trường cao đẳng và đại học có mức cạnh tranh cao hoặc cạnh tranh nhất và 9% là sinh viên của những trường “rất cạnh tranh”, theo báo cáo của trường University of Pennsylvania Graduate School of Education và Pell Institute for Study of Opportunity in Higher Education.

Marcia Monma, nhà tư vấn chọn trường ở Clinton, Washington, cho biết: “Có khoảng 200 trường học khó tiếp cận trong khi có đến 1.800 trường dễ dàng để bước vào. Và trong số đó có rất nhiều trường đại học lớn.”

Theo Monma, trong số các trường đại học và cao đẳng tuyển sinh gắt gao nhất – những trường chỉ nhận ít hơn 20% số hồ sơ – thậm chí sẽ còn cạnh tranh hơn nữa trong những năm gần đây, thì sự thật là con số đó dao động từ 20% đến 40%.

Theo National Center for Education Statistics, trong khi Đại học Stanford chỉ nhận ít hơn 5% và Đại học Harvard nhận hơn 5% trong tổng số người nộp đơn, thì 4 trong số 5 trường tư thục – phi lợi nhuận và gần 9 trong số 10 trường công lập nhận ít nhất 50% sinh viên vào học.

Nghiên cứu Brookings gần đây cho thấy, hầu hết các trường tư thục – phi lợi nhuận tuyển sinh không quá khó khăn so với các trường đại học của bang, dựa trên điểm SAT hoặc ACT của các thí sinh. Một cuộc khảo sát trên toàn quốc của UCLA cho biết, gần 76% sinh viên năm nhất được nhận vào học ở trường đại học đầu tiên mà họ nộp đơn.

Nếu những con số đó có vẻ tốt, thì xu hướng nhân khẩu học đề nghị phải trở nên tốt hơn.

Theo Western Interstate Commission for Higher Education, số lượng học sinh tốt nghiệp trung học đạt đỉnh điểm vào năm 2013, và dự kiến sẽ duy trì ở mức thấp hơn cho đến ít nhất là năm 2023. Sự sụt giảm lớn nhất được tiên đoán là vào mùa xuân này, có khoảng 2,3%, tức là 81.000 học sinh tốt nghiệp trung học trên cả nước, ít hơn so với năm ngoái.

Tuy nhiên, ngay cả khi có rất ít đối thủ cạnh tranh tiềm năng thì các em học sinh vẫn không có nhiều cơ hội. Theo khảo sát của UCLA, gần 29% trong số này nộp đơn cho hơn 8 trường đại học khác nhau vào năm 2015 – gấp đôi so với số trường mà những người đi trước đã nộp trong 10 năm trước đó.

Nguyên nhân một phần đến từ quy trình xin nhập học dễ dàng của các trường đại học ngày nay. Học sinh chỉ cần điền vào một mẫu đơn trực tuyến được chấp nhận bởi hơn 620 trường trên toàn thế giới. Theo báo cáo của National Association for College Admission Counseling, trung bình các trường đại học nhận được khoảng 94% đơn xin nhập học trực tuyến vào mùa thu năm 2013, trong khi năm 2005 chỉ có khoảng 49%.

Tâm lý lo lắng cũng đóng một vai trò quan trọng.

Mark Kantrowitz, chuyên gia hỗ trợ tài chính và là nhà phát hành website Cappex.com có chức năng hỗ trợ so sánh các trường đại học, cho biết: “Vì quá lo lắng mà ngay cả những đứa trẻ tài năng nhất cũng nộp đơn vào nhiều trường đại học khác nhau.”

Melissa Clinedinst, phó giám đốc nghiên cứu của National Association for College Admission Counseling, cho biết, mặc dù các trường đại học và cao đẳng có thể khoe khoang về số lượng hồ sơ đăng ký nhập học nhưng vẫn không có những con số kỷ lục.

Điều đó có nghĩa là, nếu có ai đó phải lo lắng trong những ngày này, thì đó chính là các trường đại học.

Theo báo cáo của National Student Clearinghouse Research Center, số lượng hồ sơ đăng ký nhập học vào các trường cao đẳng và đại học đang giảm trong suốt 5 năm qua. Doug Shapiro, giám đốc nghiên cứu điều hành của trung tâm cho hay, chỉ tính riêng trong năm ngoái, con số này đã giảm 1,4%, tức là chỉ có khoảng 270.000 sinh viên ở các viện nghiên cứu trên toàn quốc.

Shapiro cho biết, một phần là vì số lượng học sinh năm cuối trung học không nhiều, cũng như những lo lắng của gia đình về mức chi phí cao và một vài chi phí liên quan khác khi vào đại học. Đồng thời, sự phục hồi kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp thấp dẫn đến tình trạng không có nhiều người lớn tuổi muốn quay trở lại trường học.

Trong khi đó, sự gia tăng không ngừng trong số lượng hồ sơ xin nhập học khiến cho các trường đại học khó dự đoán được “hiệu suất” tuyển sinh – tức là tỷ lệ phần trăm sinh viên được nhận vào học. Clinedinst lưu ý, khi sinh viên nộp đơn vào các trường đại học, có thể họ sẽ được nhận vào nhiều trường khác nhau và sẽ có thêm nhiều lựa chọn để quyết định.

Tháng 5 hàng năm, tổ chức của Clinedinst đã công bố danh sách các trường đại học và cao đẳng vẫn còn chỗ trống vì chưa đạt đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Danh sách năm ngoái bao gồm hơn 300 cơ sở, trong đó có cả những tên tuổi lớn như Đại học Utah, Đại học Arizona và Đại học Bang Oregon.

Không thể nói rằng các trường đại học hoàn toàn không có lỗi trong vấn đề này. Một số trường đã thuyết phục các sinh viên đủ điều kiện nộp đơn vào trường để làm bùng nổ số lượng hồ sơ, gây ảnh hưởng đến khả năng dự đoán hiệu suất. Phương pháp “tuyển để loại” này giúp tăng tính chọn lọc và làm tăng vị trí của họ trong bảng xếp hạng các trường đại học.

Đối mặt với tất cả những thách thức này, nhiều trường đại học nhỏ hơn đã buộc phải cắt giảm học phí để thỏa thuận với phụ huynh và học sinh. Theo cơ quan đánh giá trái phiếu Moody, vào mùa thu năm 2016, khoảng một nửa số trường đại học và cao đẳng tư thục nhỏ và vừa dự kiến sẽ phải trả lại ít nhất một nửa doanh thu học phí theo hình thức viện trợ tài chính.

José Luis Santos, phó chủ tịch về chính sách và thực hành giáo dục đại học tại The Education Trust cho biết, đây là một phần trong “cuộc chạy đua vũ trang của sự tuyển chọn”.

Ai sẽ thua trong cuộc chạy đua này?

Những học sinh có cha mẹ là những người không học đại học, hoặc những học sinh theo học tại các trường công lập không có cố vấn chọn trường đại học, rất dễ bị nản lòng trước suy nghĩ cho rằng thật quá khó khăn để được nhận vào trường đại học. Họ có thể không nộp đơn vào bất cứ trường nào, hoặc nếu có, họ sẽ chọn những trường có trình độ thấp hơn và có hỗ trợ tài chính cao hơn. Trong thế giới tuyển sinh đại học, thuật ngữ “bất tương xứng” được dùng để ám chỉ điều này.

Tất cả đã cản trở những nỗ lực trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận hơn với trường đại học. Học sinh có cha mẹ nằm trong số 1% người có thu nhập cao nhất thường có mong muốn theo học tại trường Ivy League hoặc Đại học Chicago, Đại học Duke, Viện Công nghệ Massachusetts hoặc Stanford gấp 77 lần so với những học sinh có cha mẹ nằm trong số 20% người có thu nhập thấp nhất, theo báo cáo tháng 1 của Equality of Opportunity Project.

Tuy nhiên, vẫn có những câu chuyện thành công. Một trong số đó là Dauphine, con trai của một người Haiti nhập cư. Trong năm học đầu tiên của năm trung học, anh được mời tham gia một chương trình dự bị đại học gọi là Advancement Via Individual Determination, (AVID). Nhờ đó, trình độ của anh đã được tăng lên và anh bắt đầu nhận ra việc học đại học là hoàn toàn có thể. Khi còn là học sinh cuối cấp, anh đã nộp đơn và được nhận vào Đại học Cornell, Đại học Emory, Đại học Notre Dame và Đại học Virginia.

Hiện nay Dauphine là một chàng trai 19 tuổi, học kỹ thuật cơ khí tại Notre Dame. Quá trình học tập của anh được giúp đỡ bởi chương trình Gates Millennium Scholars – do Quỹ Bill & Melinda Gates tài trợ (đồng hỗ trợ The Hechinger Report).

“Trái lại”, Shapiro của National Student Clearinghouse Research Center, cho biết, ” thực chất có rất nhiều trường đại học đang tìm kiếm thêm sinh viên.”

Câu chuyện này được viết bởi Greg Daugherty và được The Hechinger Report sản xuất – một tổ chức báo chí độc lập – phi lợi nhuận, tập trung vào sự bất bình đẳng và đổi mới trong giáo dục.

Khoảnh khắc xe tải lao vào đám đông ở Thụy Điển

Khoảnh khắc xe tải lao vào đám đông ở Thụy Điển

Video ghi lại khoảnh khắc một xe tải lao nhanh trước khi đâm vào đám đông trên phố đi bộ ở thủ đô Stockholm, Thụy Điển, làm 4 người chết.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất