Vay, mượn cho đi du học, nước ngoài chắc chắn sẽ hơn trong nước : 5 năm vẫn không trả hết nợ

Thi trượt đại học hoặc đã tốt nghiệp ĐH nhưng thất nghiệp, nhiều bạn trẻ đánh cược tương lai vào cánh cửa du học.

08:00 23/10/2021

Tuy nhiên, giấc mơ đổi đời của không ít du học sinh đã tan vỡ, để lại cả đống nợ nần…

Những giấc mơ dang dở…

Năm 2017, vừa tốt nghiệp THPT,  Nguyễn Văn Phi, xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh làm thủ tục đi du học tiếng tại Hàn Quốc. Để có tiền lo cho con, gia đình Phi đã phải vay mượn khoảng 300 triệu đồng. Vừa học vừa làm quá khó khăn, không đủ tiền trả nợ, Phi quyết định nghỉ học ra ngoài làm phụ hồ. Ngày 7/7 vừa qua, Phi đã ra đi mãi mãi khi bị ngã từ tầng 12 ở một công trường xây dựng, để lại tuổi đôi mươi và ước mơ dang dở cùng khoản nợ mà gia đình chưa biết khi nào trả nổi.

Một hoàn cảnh thương tâm khác là du học sinh Hàn Quốc Nguyễn Xuân Huy (SN 1993, trú quán xã Hương Ngải, Thạch Thất, Hà Nội). Ngồi lau những giọt nước mưa dột từ trên mái nhà, bà Nguyễn Thị Mận, mẹ Huy không giấu nổi nỗi đau khi nhắc về cậu con trai của mình: “Hôm nghe tin báo con trai đi làm bị tai nạn chỉ còn 4% hi vọng sống, tôi chết điếng. Lúc đó nó mà có làm sao tôi chẳng thiết sống nữa”…

Vay tiền cho con đi du học rồi mất liên lạc 17 năm, bố mẹ đăng tin tìm mới  nhận ra sự thật cay đắng

Gia cảnh khó khăn, để có tiền cho Huy học đại học, gia đình đã phải vay mượn hơn 100 triệu đồng. Ra trường với tấm bằng giỏi trên tay nhưng Huy lại không tìm được việc làm. Muốn đỡ đần bố mẹ già yếu, Huy quyết định vay tiếp số tiền hơn 200 triệu đồng đi du học với mong muốn có một tương lai tốt hơn. Chỉ tay vào trong căn buồng tưởng như có thể sập bất cứ lúc nào, bà Mận kể: “Lúc đó Huy chỉ bảo con đi du học, sau vài năm ra ngoài làm sẽ kiếm tiền về lấy vợ, giúp đỡ bố mẹ xây lại vài gian nhà”.

Thời gian đầu, vợ chồng bà Mận tiếp tục vay mượn, thi thoảng lại góp thêm dăm bảy triệu gửi sang cho con lo tiền sinh hoạt. Sau 6 tháng, bên cạnh giờ học, Huy ra ngoài làm thêm để trang trải cuộc sống. Tròn 1 năm, nhà trường yêu cầu đóng học phí cho cả năm tiếp theo với số tiền hơn 100 triệu đồng, cộng thêm số nợ cũ hơn 300 triệu đồng ở quê nhà, Huy đành liều trốn học đi làm bất hợp pháp. Ai ngờ,  mới vào làm được 5 ngày, cỗ máy hàng trăm tấn nổ tung khi Huy đang sửa chữa. Tai nạn đã gây bỏng 95% cơ thể cộng thêm do sức ép của vụ nổ khiến Huy bị đa chấn thương và được bác sĩ thông báo cơ hội sống sót chỉ còn 4%. Gần 2 tuần hôn mê, tới nay dù đã tỉnh lại nhưng Huy vẫn nằm bất động, không thể nói chuyện.

“Ngày nào tôi cũng khóc, cũng thắp nhang, cầu trời khấn phật cho con qua khỏi. Giờ nhìn con qua màn hình điện thoại nơi xứ người, chỉ còn 40kg, ruột đau như xé mà không biết làm thế nào”, người mẹ già tâm sự.

Con du học, bố mẹ “kéo cày” trả nợ

Hầu hết những gia đình tại xã Hương Ngải, Thạch Thất đều có người đã và đang ở nước ngoài. Trong số đó không ít trường hợp các bạn trẻ vừa tốt nghiệp THPT “rủ nhau” cùng đi với ước mơ đổi đời. Chỉ tính riêng thôn 4 của xã hiện có hơn 40 thanh niên đang đi du học theo diện vừa học vừa làm, trong đó đa phần sang Hàn Quốc và Nhật Bản.

Bà Vương Thị Hải (xóm Ngoại, thôn 4, xã Hương Ngải), có hai con du học ở Hàn Quốc chia sẻ: “Thấy con bảo thích đi, cùng các bạn sang du học nên chúng tôi cũng chiều lòng. Sau này sang đó làm, gửi tiền cho bố mẹ ở nhà trả nợ. Dân ở đây đi đông lắm. Nhà chị gái tôi năm nay cũng vừa đưa 2 đứa đi du học”.

 sinh về nước: sao lại buồn?

Theo lời bà Hải, bên công ty môi giới hứa sau 6 tháng sẽ tìm việc làm thêm cho các con, nhưng các em đều phải lên mạng tìm rồi tự xin việc. Số tiền làm thêm của các em bên Hàn Quốc cũng chỉ đủ trang trải cuộc sống. “Nghĩ tới món nợ hàng trăm triệu đồng mà hoa cả mắt. Bố mẹ ở nhà chỉ biết kéo cày trả lãi, đợi con gửi tiền về đỡ khoản nào, hay khoản đó”, bà Hải nói.

Trường hợp nhà bà Hải còn may mắn hơn những gia đình vẫn phải thường xuyên gửi thêm tiền chu cấp hàng tháng cho con ở nước ngoài. Cô Nguyễn Thị Mậu (xóm Phượng, thôn 4, xã Hương Ngải) có con du học Nhật Bản đã hơn 4 năm nay cho hay: “Tính ra cả tiền lúc bay sang đó, rồi 4 năm học phí, tổng cộng phải đến 700 triệu đồng. Có hai lần con gái về Việt Nam chơi cũng mang chút tiền về gọi là động viên bố mẹ nhưng nợ vẫn còn nguyên”.

Từng là địa phương có số lao động trốn ra ngoài làm việc bất hợp pháp quá nhiều nên Thạch Thất đang bị đưa vào diện cấm không được đi xuất khẩu lao động. Đây cũng là lý do ngày càng nhiều con em xã Hương Ngải ra nước ngoài bằng con đường du học, để có thể vừa học vừa làm.

Ông Nguyễn Văn Hoa, cán bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xã Hương Ngải cho biết: “Hiện tại, trên địa bàn xã có hai nước được lựa chọn đi nhiều đó là Nhật Bản và Hàn Quốc. Các gia đình đều có chung tâm lý hy vọng sau khoảng 5, 6 năm du học sẽ có thể được một khoản tiền không nhỏ; cơ hội làm việc cho các doanh nghiệp của Hàn Quốc tại Việt Nam cũng rất cao. Chính vì thế, nhiều cháu đang học lớp 11 đã đi học tiếng để có bằng tốt nghiệp là nộp hồ sơ đi du học”.

Tags:
Quyền lực chiếc túi của cửa hàng miễn thuế

Quyền lực chiếc túi của cửa hàng miễn thuế

Các tiếp viên hàng không thường sẽ bỏ qua, không nói gì khi thấy bạn mang theo một túi đựng đồ miễn thuế lớn lên máy bay.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất