Vì sao không có đại duyệt binh ở Mỹ?

Mặc dù hiện tại Mỹ là siêu cường duy nhất trên thế giới, có đội quân hùng mạnh nhất, nhưng lại không có lễ duyệt binh vào Ngày lễ Độc Lập (04/07).

12:30 13/08/2018

Một nhà báo Mỹ từng viết: “Tôi đã nhiều lần xem lễ duyệt binh Ngày chiến thắng của Nga, và tự hỏi: Tại sao ở Mỹ lại không xuất hiện xe tăng trong dịp lễ vinh danh Cựu chiến binh?”Ông ấy cũng đặt câu hỏi đến những người bạn Hoa Kỳ của mình, và nhận một câu trả lời đáng tự hào: “Bởi vì Mỹ là một nước dân chủ.”

Tất nhiên, đây không phải thực sự là một lời giải thích trọn vẹn cho một hệ tư tưởng mạnh mẽ như thế.

1. Không tập trung quyền lực vào chính phủ

Hoa Kỳ chủ yếu chịu chi phối từ vai trò của truyền thống và lịch sử. Lịch sử non trẻ của Mỹ chưa từng phải hứng chịu bất cứ cuộc xâm lược nào. Sau bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776, Hoa Kỳ đã không thành lập một chính phủ trung ương, thay vào đó là mỗi tiểu bang có quyền tự trị và độc lập. Vào thời điểm lập quốc, Hoa Kỳ không có lễ duyệt binh, mà chỉ có buổi lễ ăn mừng.

Đệ nhị thế chiến là thảm họa của rất nhiều quốc gia, thế nhưng Hoa Kỳ không chịu ảnh hưởng của cuộc chiến. Sau chiến tranh, các quốc gia từng bị xâm lược cùng lúc tiến hành duyệt binh nhằm phô diễn sức mạnh quân sự trước mặt nước khác và thúc đẩy nhuệ khí quốc dân, vốn nổi lên như một thế lực hùng mạnh nhất thế giới sau Đệ nhị thế chiến, Hoa Kỳ không cần thiết phải làm như vậy.

Một người Mỹ trẻ gốc Latinh nói với các phóng viên rằng cô rất thích xem các cuộc diễu quân của Nga và Pháp, thế nhưng người dân Mỹ thường nghĩ làm thế nào để có được cuộc sống hòa bình. Tất nhiên là họ cũng rất thích xem các buổi lễ diễu hành.

2. Giới hạn tối đa việc quân nhân tham gia chính trị

Hoa Kỳ là quốc gia mới được thành lập (được xây dựng lên trên một đại lục mới), đặc biệt chú trọng về nguyên tắc dân chủ và quyền phổ quát (nguyên tắc dân chủ với quyền làm chủ thuộc về nhân dân), cực kỳ xem trọng vai trò của quân đội trong việc bảo đảm an ninh quốc gia. Tuy sở hữu đội quân hùng mạnh nhất thế giới, thế nhưng Hoa Kỳ lại hạn chế quân đội tham gia và gây ảnh hưởng đến nội chính (hạn chế địa vị và ảnh hưởng của quân đội trong đời sống xã hội và chính trị trong nước).

Nói chung, vì lý do khác biệt về cơ sở sáng lập và lịch sử văn hóa truyền thống nên Hoa Kỳ không muốn một cuộc diễu hành lớn của quân đội ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia dân chủ. (Nhìn chung, với những quốc gia thường làm lễ duyệt binh, quân đội có sức ảnh hưởng đặc biệt đến quyết sách của quốc gia, đây là điều rất khác biệt với cơ sở lập quốc và truyền thống văn hóa lịch sử của nước Mỹ).

Hơn nữa, Mỹ muốn chứng tỏ thực lực quân sự trong thực chiến. Mỹ là một nước dựa vào sức mạnh và tin tưởng vào sức mạnh, lịch sử nước Mỹ là một lịch sử khuếch trương sức mạnh từ vùng đất của một nhóm kiều dân nhỏ (vùng đất ban đầu bị thực dân chiếm đóng), qua hơn 200 năm phát triển và trở thành siêu cường quốc trên thế giới.

3. Người Mỹ có một cách thức yêu nước độc đáo

Từ thập niên 70 (thế kỷ trước), Mỹ hiếm khi tổ chức các cuộc diễu binh quy mô lớn (trong ngày Quốc khánh, đây là điều hiếm thấy với quốc gia Âu – Mỹ). Điều này có nguyên nhân thực tế do việc quân đội Mỹ phái nhiều quân đóng ở nước ngoài, cũng liên quan đến đặc tính của dân tộc này.

Nói chung họ cho rằng quân số nên được giới hạn ở một mức hợp lí; nếu đi theo con đường của các nước quân chủ, sẽ ảnh hưởng đến cơ sở chính trị “tam quyền phân lập” và tinh thần tự do dân chủ của Mỹ.

Mặc dù có một số cuộc diễu binh quy mô lớn trong nước, nhưng riêng trong Ngày Độc Lập (04/07) chỉ có các cuộc diễu hành quy mô nhỏ tại từng bang (mang đặc sắc địa phương, đôi khi cũng có mời quân đội tham gia).

Các buổi lễ này trông giống một buổi gặp gỡ hơn là lễ duyệt binh, quân lính vẫn giữ giữ hàng ngũ ngay ngắn nhưng không quá nghiêm túc, cũng có người vẫy tay và mỉm cười với người dân bên đường làm không khí có phần nhẹ nhàng, thoải mái.

Tổng thống Mỹ Barack Obama từng phát biểu:

Tối nay một lần nữa chúng ta đã chứng minh sức mạnh thực sự của nước Mỹ không phải là vũ khí hiện đại, nền kinh tế hùng mạnh, mà là từ lý tưởng chúng ta vẫn luôn gìn giữ: tự do, dân chủ, cơ hội và niềm hy vọng bất diệt.

Trong một cuộc khảo sát, ý thức về niềm tự hào quốc gia của người Mỹ thuộc hàng cao nhất trong số các nền dân chủ phương Tây.

Trước sự kiện 11/09, 90% người Mỹ cho rằng bản thân là công dân Mỹ (tuyên bố mình muốn làm công dân Mỹ chứ không phải là người của nước nào khác). Sau sự kiện này con số đã lên tới 97%.

Chưa tới một nửa số công dân của các nước Tây phương như Anh, Pháp, Ý, Đan Mạch và Hà Lan “rất tự hào” về quốc gia của mình. Đây là kết quả của nền giáo dục lòng yêu nước trong một thời gian dài, nhất là trong các lễ hội.

Các ngày lễ chính gồm có: Ngày Chiến sĩ trận vong, Ngày Độc lập, Ngày của Lá cờ Mỹ. Trong các lễ hội, lễ kỷ niệm và thậm chí trong các cuộc tụ họp, người dân thường treo cờ trên nóc xe hơi, cửa và cửa sổ.

Trong ngày Quốc khánh, mọi người đều thầm nhẩm câu: “Tôi yêu đất nước này, bảo vệ đất nước này”. Vào Ngày của Lá cờ Mỹ, tất cả mọi người đều đọc lời tuyên thệ trung thành trước cờ.

Đây chính là biểu hiện của nét độc đáo trong việc giáo dục lòng yêu nước của Mỹ: truyền cảm hứng lòng yêu nước nhiệt thành trong những dịp quan trọng.

Vào ngày 25/08, trước Ngày Chiến sĩ trận vong một ngày, hàng trăm ngàn cựu chiến binh Mỹ lái môtô trong cuộc diễu hành mang tên “Thunderball” để tưởng nhớ những chiến binh Mỹ hy sinh trong Đệ nhị thế chiến, nhắc nhở mọi người không được quên những người lính hiến thân cho quốc gia.

Theo NTDTV Khai Nguyên biên dịch

Tags:
Các nữ du khách ẩ.u đ.ả để tranh góc selfie đẹp

Các nữ du khách ẩ.u đ.ả để tranh góc selfie đẹp

Hai nữ du khách không chịu nhường nhau chỗ chụp ảnh, kéo theo người thân của họ lao vào h.ỗ.n c.h.i.ế.n ở đài phun nước tại Rome.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất