Vì sao Trump ‘xuống tay’ với Trung Quốc sau khi thượng đỉnh Mỹ – Triều kết thúc?

Hôm 15/6, Tổng thống Mỹ giáng đòn trừng phạt đối với 500 mặt hàng từ Trung Quốc. Ngay sau đó, Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp đặt mức thuế 25% đối với 659 mặt hàng nhập khẩu từ Mỹ trị giá 50 tỷ USD. Kết quả 3 vòng đàm phán kinh tế thương mại Trung – Mỹ đã bị phá vỡ trong một ngày. Đâu là lý do khiến ông Trump ‘xuống tay’ với Trung Quốc như vậy?

13:00 18/06/2018

Thứ nhất, Trump mong muốn thực hiện các cam kết trong cuộc bầu cử.

Trong chiến dịch tranh cử, Trump đã thể hiện lập trường cứng rắn đối với Trung Quốc, nhưng sau khi lên nhậm chức, ông không áp dụng ngay các chính sách liên quan. Sự giải thích mà ông chủ Nhà Trắng đưa ra là, vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng Triều Tiên cần có sự hợp tác của Trung Quốc. Đến nay, thượng đỉnh Mỹ – Triều kết thúc thuận lợi, hai nước đã ký kết tuyên bố chung, cam kết phi hạt nhân hóa.

Nhìn từ sự tính toán của Trump, giá trị sử dụng của Trung Quốc dường như đã hoàn tất. Thời điểm này cũng có thể gây áp lực về các vấn đề kinh tế đối với Bắc Kinh, để thực hiện cái gọi là “cam kết”.

Thứ hai, chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc đã có sự thay đổi chiến lược.

Chiến tranh thương mại hiện nay đề cập tới sự điều chỉnh toàn diện mối quan hệ Trung – Mỹ.

Năm 2015, Chiến lược an ninh quốc gia do cựu Tổng thống Obama phê chuẩn đánh giá cao sự hợp tác chưa từng có với Trung Quốc, gọi nước này là “đối tác chiến lược”. Năm nay (2018), bản Chiến lược an ninh quốc gia mới được chính quyền Trump đưa ra đã định vị lại mối quan hệ Trung – Mỹ, thay vào đó, Trung Quốc trở thành “đối thủ cạnh tranh chiến lược”.Mặt khác, lần đầu tiên, vấn đề hợp tác và phát triển kinh tế được liệt vào các vấn đề trọng tâm đảm bảo an ninh quốc gia.

Từ phía Trung Quốc không khó để thấy, trong mắt người Mỹ, quan hệ Mỹ – Trung đặc biệt là quan hệ kinh tế thương mại đang thay đổi từ hợp tác sang cạnh tranh là chính. Dựa trên phán đoán này, một số chuyên gia đã chỉ ra rằng Washington đã chuyển từ chính sách thu hút sự hợp tác sang kiềm chế Trung Quốc.

Thứ ba, phương Tây đang lo lắng về sự trỗi dậy của Trung Quốc và làm thế nào để hòa thuận với nước này.

Với sự phát triển liên tục và gia tăng về vị thế quốc tế của Trung Quốc, cán cân quyền lực toàn cầu đã có sự thay đổi đáng kể. Giới tinh hoa quyền lực của Mỹ cũng lo lắng về sự nổi lên của Trung Quốc.

Mặt khác, ở Trung Quốc, toàn bộ sự phát triển có một “phong cách” và “phương thức” đặc biệt. Bề ngoài khiêm tốn, nhưng bên trong lại chắc chắn. Đứng trên lập trường của Mỹ, trong hơn một thập kỷ tới, đó có thể là một giai đoạn chiến lược “cuối cùng”, “then chốt” để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, và lại không dễ “bỏ qua”. Vì vậy, thuyết uy hiếp Trung Quốc, mở rộng các thương hiệu Đài Loan, chiến tranh thương mại, đều là cách Mỹ duy trì địa vị của họ.

Có thể thấy, trong tương lai, quan hệ Trung – Mỹ sẽ tiếp tục có những bước chuyển nhất định nhưng Washington vẫn sẽ có những quân bài cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh.

Bạch Dương

Tags:
Đề xuất hủy kỳ thi tuyển sinh trung học ở New York gây tranh cãi

Đề xuất hủy kỳ thi tuyển sinh trung học ở New York gây tranh cãi

Kế hoạch xét tuyển học sinh trường chuyên dựa trên thứ hạng học tập thay vì kết quả kỳ thi khiến cộng đồng người Mỹ gốc Á bất bình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất