Vì sao việc truyền thông liên tục nói Biden trúng cử là hành động vi hiến?

Phần lớn các phương tiện truyền thông vừa qua, đã thay thế cử tri và chính quyền Hoa Kỳ, công bố Joe Biden trúng cử, sau đó họ bắt đầu tung ra một loạt bình luận tấn công, để yêu cầu Tổng thống Trump thoái vị và chuyển giao quyền lực. Nếu xem xét kỹ càng, các trình tự và thủ tục pháp luật liên quan ở Hoa Kỳ, thì sẽ nhận thấy rằng việc làm này quả thật đã trái với hiến pháp và vi phạm pháp luật, theo bình luận của Đường Thanh trên Epoch Times.

12:30 25/11/2020

Cuộc tổng tuyển cử Hoa Kỳ là theo thể lệ về phiếu bầu đại cử tri, các ứng cử viên cần đạt được một nửa số phiếu đại cử tri (270 phiếu) để được bầu làm tổng thống. Biden có được 270 phiếu bầu chỉ là dự đoán của giới truyền thông và nó chưa được chính quyền các bang chứng nhận, kết quả phiếu bầu hoàn toàn chưa được chứng thực.

“Tu chính án thứ 20” của Hiến pháp Hoa Kỳ, quy định rõ nhiệm kỳ của tổng thống kết thúc vào trưa ngày 20/1 sau cuộc bầu cử. “Đạo luật chuyển giao quyền Tổng thống” năm 1963, đã nêu chi tiết về việc chuyển giao quyền lực. Cơ quan Dịch vụ Công Hoa Kỳ (GSA) chịu trách nhiệm sắp xếp việc chuyển giao quyền lực giữa tổng thống mới và tổng thống cũ theo luật này. GSA sẽ đưa ra các thủ tục liên quan giúp chính phủ liên bang xác nhận tổng thống chính thức.

Sau khi ông Joe Biden đơn phương tuyên bố “chiến thắng”, ông đã nhiều lần ép buộc GSA phải tiến hành chuyển giao quyền lực. tuy nhiên ngày 9/11 GSA đã tuyên bố việc chuyển giao quyền lực sẽ được thực hiện sau khi tổng thống đắc cử được xác nhận theo đúng trình tự thủ tục do Hiến pháp quy định.

Chưa có cơ quan quyền lực nào chứng nhận “Biden thắng cử”

Đại diện Đảng Cộng hòa, ông Jody Hice, Dân biểu của tiểu bang Georgia, đã gửi một bức thư đến bà Emily Murphy, giám đốc cục quản lý GSA, vào ngày 13/11, yêu cầu phải căn cứ vào Hiến pháp để xác nhận người thắng cử.

Jody Hice nói, tình hình trước mắt cho thấy các vụ kiện ở các tiểu bang vẫn đang diễn ra, nên chưa đủ căn cứ, để nói ai là người thắng cử vào lúc này.

Căn cứ theo lịch sử lập pháp, ba tình huống dưới đây, có thể chứng minh tổng thống đắc cử chưa được công nhận, cho nên không thể chuyển giao quyền lực.

  1. “Đạo luật chuyển giao quyền Tổng thống”, có ghi: Nếu trong quá trình bầu cử xảy ra gian lận trên diện rộng, hoặc có hành vi ép buộc, cưỡng bức cử tri bỏ phiếu, người thắng cử sẽ không được công nhận. Tình huống này, được áp dụng cho cuộc bầu cử năm 2020, đội ngũ của TT Trump đã đệ đơn kiện lên nhiều tòa án các bang.
  2. Trong “Đạo luật chuyển giao quyền Tổng thống” có nói: “Nếu Giám đốc GSA có bất kỳ nghi vấn nào” thì không thực hiện việc chuyển giao. Trước mắt cho thấy, một vài bang vẫn chưa công nhận người thắng cử, một số bang vẫn đang kiểm phiếu. Hiện tại chưa thể xác định ứng cử viên nào sẽ thắng.
  3. Căn cứ vào tiền lệ bầu cử Tổng thống năm 2000, muốn công nhận một tổng thống đắc cử, thì đối thủ tranh cử cần phải thừa nhận thất bại, hoặc không có kiện tụng pháp lý. Cả hai điểm trên đều chứng minh rằng, chưa có Tổng thống đắc cử trong cuộc tuyển cử 2020 này.

Thực tế cho thấy, việc ông Biden trúng cử chỉ là do giới truyền thông tạo ra, chứ chưa hề có cơ quan chức năng nào chứng thực. Việc tuyên bố tùy tiện này của các phương tiện truyền thông đã vi phạm pháp luật và vi phạm thông lệ bầu cử của Hoa Kỳ.

Truyền thông không có quyền quyết định ai là Tổng thống

Một số Thượng nghị sĩ liên bang của Đảng Cộng hòa bày tỏ quan điểm này, nhưng đều bị giới truyền thông phớt lờ. Chỉ có một vài phương tiện truyền thông giữ lập trường công bằng và không công bố tùy tiện.

Truyền thông tùy tiện loan tin, nói hoa mỹ chính là họ đã làm vượt quá phận sự được cho phép, còn nói trắng ra chính là “bức vua thoái vị”, cướp chính quyền, gây loạn, làm hại đất nước. Quốc gia có pháp luật của quốc gia, Liên bang có quy định của Liên bang. Nước Mỹ, vốn lấy tự do và pháp chế để tự hào với thế giới, nếu không thể giữ điểm mấu chốt này, thì ngay cả tổng thống cũng bị sự hỗn loạn của giới truyền thông định đoạt. Vậy sẽ không còn là Hoa Kỳ.

Cuộc tuyển cử này, đã xuất hiện quá nhiều điều kỳ lạ, để lại quá nhiều nghi vấn. Trong đêm bầu cử, mỗi bang đều đang kiểm phiếu, khi thấy TT Trump sắp giành chiến thắng, bỗng nhiên tất cả các bang đều đình chỉ việc kiểm phiếu trong một khoảng thời gian, sau đó TT Trump bắt đầu mất lợi thế về số phiếu bầu. Tại sao xuất hiện việc này? Vì sao Biden và giới truyền thông không muốn tìm câu trả lời, tại sao giới truyền thông nóng lòng muốn TT Trump từ chức, tại sao Biden háo hức thành lập nội các? Tại sao không thể đợi một vài tuần, đường đường chính chính thông qua các thủ tục pháp lý mà xác định Tổng thống mới của Hoa Kỳ? Thật khó để giải thích những vấn đề đằng sau nó?

Cùng một nhóm người và cùng một nhóm truyền thông, đã đặt câu hỏi về tính hợp pháp của cuộc tuyển cử Tổng thống năm 2016, trong 4 năm vừa qua, họ luôn phủ nhận việc TT Trump đắc cử Tổng thống. Hôm nay họ lại muốn TT Trump, ngay lập tức thừa nhận và chấp nhận “kết quả bầu cử”, khi mà hai bên còn đầy tranh chấp, sơ hở và chưa được giải quyết.

Tổng thống Trump, đã phát động một cuộc chiến Pháp lý chống gian lận bầu cử, chính là để bảo vệ sự tôn nghiêm của Hiến pháp Hoa Kỳ, và giữ gìn danh dự và công bằng của quốc gia. Tổng thống có quyền làm như vậy, nhưng truyền thông, không có quyền tước đoạt bất kỳ quyền lợi hợp pháp nào của công dân và tổng thống. Tranh cử công bằng, không chỉ là quyền lợi mà TT Trump nên có, nó cũng là quyền mà Biden nên có, không chỉ Đảng Cộng hòa phải bảo vệ, mà cả Đảng Dân chủ cũng phải bảo vệ, đây là giá trị cơ bản của Hoa Kỳ.

Tags:
Tiết lộ “tối hậu thư” trong cuộc chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ

Tiết lộ “tối hậu thư” trong cuộc chuyển giao quyền lực Tổng thống Mỹ

Giám đốc Cơ quan Dịch vụ Tổng hợp Mỹ (GSA) Emily Murphy đã gửi thư cho ông Joe Biden thông báo về quá trình chuyển giao quyền lực hôm 23/11, một ngày trước hạn chót của Hạ viện yêu cầu bà Murphy gửi báo cáo.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất