Virus nhiễm khuẩn máu bùng phát, một bé trai t.ử v.o.n.g - Các chuyên gia y tế kêu gọi người dân tiêm phòng cúm ngay lập tức

Các bác sĩ đang kêu gọi người dân tiêm phòng cúm để chống lại một loại virus c.h.ế.t người. Tuy nhiên, nguồn vaccine lại đang dần cạn do dịch bệnh bước vào mùa cao điểm.

06:00 26/07/2018

Cơ quan chức năng về sức khỏe đưa ra cảnh báo về các tác động tiềm tàng của cúm và thúc giục mọi người sớm tiêm chủng đề phòng ngừa.

Những trường hợp mắc cúm và phát triển thành nhiễm trùng huyết, hậu quả có thể vô cùng nghiêm trọng.

Hiện nay, nguồn vaccine không đủ để cung cấp do nhu cầu dâng cao chưa từng có và chỉ những người có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất mới được cung cấp.

 

Hậu quả của nhiễm khuẩn máu có thể vô cùng nghiêm trọng

Trường hợp một cậu bé 13 tuổi đang khỏe mạnh nhưng qua đời ngay sau khi mắc cúm đã được ghi nhận.

Sức khỏe của cậu bé Thomas Snell chuyển biến theo chiều hướng xấu sau khi cậu bé mắc cúm.  

Cậu đến gặp bác sĩ và được khuyến nghị nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Thế nhưng cậu bé đã không bao giờ khỏe mạnh lại nữa.

Dì của Thomas, Yvette Clarke, chia sẻ răng cháu mình đã chiến đấu với virus để giành giất sự sống. Cậu bé không thể ngủ, luôn luôn bồn chồn và đau đớn.

“Thằng bé không an giấc, nó không thể ngủ được, nó luôn bị khó chịu và đau đớn.”

“Chỉ trong vòng 24 đến 48 tiếng, thằng bé đã ở trong tình trạng nguy kịch.”

Thomas phải sử dụng những thiết bị hỗ trợ sự sống 5 tiếng sau khi bệnh phát triển thành nhiễm khuẩn máu.”

Các cơ quan của cậu bé dừng hoạt động khi cơ thể của cậu cố gắng chiến đấu với sự nhiễm khuẩn. Sau 18 ngày, cậu bé qua đời.  

“Chúng tôi không thể làm gì để cứu đứa trẻ đó. Cho dù cậu bé sống sót, chúng tôi cũng buộc phải cắt cụt các chi.”

Khoảng 18.000 người Úc bị chuẩn đoán mắc nhiễm trùng huyết mỗi năm và 5000 người tử vong vì căn bệnh này. Tỉ lệ tử vong của nhiễm khuẩn huyết còn cao hơn tỉ lệ tử vong của tai nạn xa hơi, ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt cộng lại.

Cô con gái 18 tuổi của Damian Jones mất vì nhiễm khuẩn huyết vào năm 2017.

Cô gái trẻ cũng buộc phải sử dụng các thiết bị hỗ trợ sự sống sau khi cúm chuyển sang giai đoạn nhiễm trùng máu.

Ông Jones đưa ra lời khuyên rằng mọi người cần: “Hãy hỏi- đây có thể là bệnh nhiễm khuẩn máu hay không?”. 

Tiến sỹ Dilip Dhupelia, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc cho biết mọi người không nên coi thường bệnh cúm.

“Ngây lập tức, nếu bạn chưa tiêm phòng cúm, hãy tiêm chủng ngay bây giờ. Cho dù là nhiễm khuẩn máu hay viêm phổi đều có thể gây ra bởi cúm và gây chết người.”

Hàng ngàn người Úc đang lo ngại rằng họ có thể sẽ không được tiêm phòng vì nguồn cung cấp vaccine rất hạn chế.

 

Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Úc khuyến cáo mọi người không nên coi thường bệnh cúm

Theo thống kê, số người đăng kí tiêm chủng đã tăng 25-30%, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn cung cấp thuốc.

Trong một công bố trên website của Sở Y tế, Giám đốc điều hành, Tiến sỹ Tony Hobbs: “Sở Y tế đang kết hợp chặt chẽ với địa phương để giải quyết vấn đề thiếu hụt vaccine.”  

“Sở Y tế cũng đang làm việc với các công ty phân phối để đảm bảo nguồn vaccine sẵn sàng nhập khẩu vào Úc.”

Nhiễm khuẩn máu là gì?

Nhiễm khuẩn máu xảy ra khi cơ thể phản ứng với nhiễm trùng ở cơ quan nội tạng hoặc mô.

Trên thế giới, cứ 3.5 giây thì có một người tử vong vì nhiễm trùng máu.

Nhiễm trùng máu có triệu chứng tương tự như cảm cúm, viêm loét dạ dày và nhiễm trùng khoang ngực.

Những triệu chứng đó là: Nói chậm chạp, hay bị lẫn; run lẩy bẩy hoặc đau cơ; không đi tiểu trong ngày; rất khó thở; cảm giác như bạn sắp chết; da đốm hoặc không đều màu

Các triệu chứng ở trẻ em: Thở gấp; phù thũng hoặc co giật; da đốm, xanh xao hoặc nhợt nhạt; phát ban không phai màu khi ấn xuống; không hoạt bát như trước; lạnh bất thường

Trẻ em dưới 5 tuổi sẽ nôn mửa không ngừng, không ăn hoặc đi tiểu suốt 12h.

Mọi người đều có thể mắc nhiễm trùng máu, tuy nhiên, những ai vừa trải qua phẫu thuật hay phải nằm viện trong thời gian dài là đối tượng dễ bị tấn công nhất.

Những người có hệ miễn dịch yếu, bệnh nhân xạ trị, phụ nữ có thai và trẻ nhỏ cũng là nhóm đối tượng dễ nhiễm bệnh.

Phác đồ chữa trị còn tùy thuộc vào vùng nhiếm khuẩn, bao gồm kháng sinh và thiết bị hỗ trợ sự sống nếu cần thiết.

Phương Anh- Tinnuocmy.com

Phấn hoa trong không khí đạt mức cao nhất trong 10 năm, hàng triệu người cảm cúm có nguy cơ mắc hen suyễn nghiêm trọng

Phấn hoa trong không khí đạt mức cao nhất trong 10 năm, hàng triệu người cảm cúm có nguy cơ mắc hen suyễn nghiêm trọng

Các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ mắc hen suyễn tới người cảm nhẹ tại thời điểm phấn hoa trong không khí đạt mức cao nhất trong 10 năm gần đây.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất