Xe Volkswagen trưng bày ở Việt Nam có bản đồ 'đường lưỡi bò'

Chiếc Touareg xuất hiện ở Vietnam Motor Show có đường lưỡi bò trong ứng dụng bản đồ là xe tạm nhập tái xuất từ Trung Quốc.

03:30 31/10/2019

Ngày 27/10, một khách xem xe ở triển lãm ôtô Việt Nam phát hiện chiếc Volkswagen Touareg có bản đồ đường lưỡi bò trong ứng dụng điều hướng. Đại diện hãng xác nhận đây là sơ suất khi không kiểm tra kỹ trước khi mang xe đi trưng bày tại triển lãm. 

Bản đồ có đường lưỡi bò trên Volkswagen Touareg.

Bản đồ có đường lưỡi bò trên Volkswagen Touareg.

Ông Đỗ Nguyễn Vương, Tổng giám đốc Volkswagen Việt Nam, cho biết, xe được đặt hàng hãng mẹ tại Đức theo diện tạm nhập tái xuất để phục vụ triển lãm. Hãng mẹ sau đó chỉ định cho đại lý Việt Nam nhập chiếc Touareg từ Trung Quốc.

Ông cho biết thêm, tất cả các xe Touareg trên thế giới đều được sản xuất ở nhà máy của hãng tại Slovakia (Đông Âu). Vì vậy, khi khách mua hàng, xe sẽ nhập từ Slovakia và cam kết không có bản đồ đường lưỡi bò. 

"Hiện tại xe đã được ngắt kích hoạt chế độ định vị bản đồ và tái xuất đúng hạn quy định của hải quan ", ông Vương cho biết thêm.

Tờ khai hải quan của chiếc Touareg trưng bày cho thấy, xe tạm nhập từ tháng 10 và sẽ tái xuất vào tháng 2/2020. Triển lãm ôtô Việt Nam đã kết thúc hôm 27/10, hãng sẽ không dùng xe để trưng bày nữa mà tái xuất sớm hơn dự kiến.

Chiếc Volkswagen Touareg có bản đồ đường lưỡi bò tại Vietnam Motor Show. Ảnh: Lương Dũng

Chiếc Volkswagen Touareg có bản đồ đường lưỡi bò tại Vietnam Motor Show. Ảnh: Lương Dũng

Volkswagen Touareg không phải là trường hợp đầu tiên ôtô tại Việt Nam xuất hiện đường lưỡi bò. Trước đó, nhiều mẫu xe Trung Quốc như Zotye, BAIC do công ty Kylin nhập khẩu cũng có tình trạng tương tự. Doanh nghiệp này cam kết sẽ nâng cấp phần mềm để hủy bỏ chi tiết này trong phần Navigation.

Theo: Vnexpress

Tags:
Bộ Ngoại giao Mỹ: 'đường lưỡi bò' ở Biển Đông của Trung Quốc 'vô lý và phi pháp'

Bộ Ngoại giao Mỹ: 'đường lưỡi bò' ở Biển Đông của Trung Quốc 'vô lý và phi pháp'

Bộ Ngoại giao Mỹ lên án những hành động gây hấn của Trung Quốc ngăn chặn các quốc gia Đông Nam Á tiếp cận nguồn tài nguyên dầu mỏ, khí đốt trị giá khoảng 2,5 nghìn tỉ USD ở Biển Đông.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất