Xin tị nạn ở Mỹ, người Việt cần lưu ý để tránh bị lừa gạt

Theo thông tin tình hình gần đây là việc nhiều người đang ở vào thế tiến thoái lưỡng nan khi xin hưởng quy chế tỵ nạn ở Mỹ, nhất là những người đi theo con đường từ Việt Nam sang ngả Mexico, sau đó vượt biên giới vào Mỹ và cố ý để cho lực lượng biên phòng Mỹ bắt giữ, và sau đó xin tỵ nạn.

10:00 07/06/2018

Hầu hết người người xin hưởng quy chế tỵ nạn như thế này hiện đều không được cấp quy chế tỵ nạn, và thậm chí là sau khi được cấp quy chế tỵ nạn, đã bị Sở di trú từ chối cấp thẻ xanh, mà hậu quả là trở thành bất hợp pháp, ở lại Mỹ cũng không xong mà quay về Việt Nam cũng không được vì sỡ gặp rắc rối với chính quyền Việt Nam, vậy cuộc đời xem như là “xong phim”, tương lại bị chôn vùi. Quả thật, xin diện tỵ nạn là con dao hai lưỡi, là con đường định cư Mỹ nguy hiểm nhất, và thường là giải pháp sau cùng nếu các cách khác không thể được, vì hậu quả của việc không được cấp quy chế tỵ nạn, hay không được cấp thể xanh diện tỵ nạn là vô cùng lớn, sẽ phá hỏng cuộc đời, sự nghiệp của đương đơn, do vậy, mọi người cần đặc biệt chú ý.

Nhiều dịch vụ di trú tại Việt Nam và cả tại Mỹ hiện nay quá vì tham tiền mà đã hướng dẫn cho nhiều người Việt chọn con đường tỵ nạn từ Việt Nam sang ngả Mexico. Sau đó “đem con bỏ chợ”, bỏ họ bất hợp pháp, bơ vơ tại Mỹ, không giấy tờ tùy thân. Những gì các dịch vụ di trú thường quảng cáo về những dễ dàng, thuận lợi, và sẽ gần như không bao giờ nói cho khách hàng biết về những rủi ro, nguy hiểm của diện tỵ nạn như thế này.

Thật vậy, nếu đi theo diện tỵ nạn từ Việt Nam sang Mexico, người xin tỵ nạn và gia đình có thể sẽ đối diện với những hiểm nguy, rủi ro sau đây:

- Mexico, đặc biệt là khu vực giáp biên giới với Mỹ, diễn biến tình hình tội phạm rất phức tạp, nhất là về các tội phạm buôn người, ma túy, cướp của, giết người, cưỡng hiếp… do vậy, người tỵ nạn đến từ Việt Nam phải di chuyển bằng đường bộ một quãng khá dài để đến được biên giới Mỹ - Mexico, sẽ có nhiều nguy cơ gặp phải các rủi ro này, khi mà trong người có thể đem theo tiền, vàng, và những gia đình có phụ nữ và con nhỏ đi theo.

- Khi đến biên giới Mỹ - Mexico, người tỵ nạn phải vượt biên giới bằng đường bộ, phải vượt qua một vùng sa mạc khô cằn, nóng bỏng và đối diện với nhiều rủi ro, trong đó có khả năng bị bắn chết như nhiều trường hợp thực tế đã xảy ra.

Các dịch vụ di trú có lẽ cũng đã không giải thích rõ quy trình xin tỵ nạn theo kiểu vượt biên giới đường bộ từ Mexico vào Mỹ, cũng như những khó khăn của diện này. Quy trình xin tỵ nạn diện này gọi là Refugee, nó khách với diện xin tỵ nạn của những khách du lịch hay du học sinh đang ở Mỹ hợp pháp (Asylum). Theo diện refugee từ Mexico vào Mỹ, người tỵ nạn sau khi vượt biên giới Mexico để đặt chân lên đất Mỹ, phải cố ý để cho lực lượng biên phòng Mỹ bắt giữ và đưa về tập trung ở các trại tỵ nạn dọc biên giới, thời gian ở đây khoảnh 15 - 30 ngày hoặc lâu hơn để trả lời thẩm vấn ban đầu của các viên chức tỵ nạn về lý do xin tỵ nạn, câu chuyện ra sao…

Nếu có người thân, bạn bè sẵn ở Mỹ, thì người xin tỵ nạn có thể được phóng thích sớm, nhưng ít nhất cũng phải 15 ngày, sau khi cung cấp đầy đủ thông tin cho nhà chức trách để họ củng cố hồ sơ chuyển sang tòa án di trú có thẩm quyền xem xét, quyết định việc cấp quy chế tỵ nạn.

Thông thường, thời gian kể từ lúc được phóng thích ra khỏi trại tỵ nạn cho đến khi phải trình diện tại tòa án di trú là khoản vài ba tháng, có khi đến nửa năm. Tại phiên tòa, người tỵ nạn có thể thuê luật sư,, và phải trả lời tất cả các câu hỏi của thẩm phán di trú. Nếu thấy rằng việc xin tỵ nạn có đủ cơ sở, thì thẩm phán sẽ quyết định cấp quy chế tỵ nạn cho người xin. Nếu thấy không có cơ sở xin tỵ nạn, thì thẩm phán sẽ bác bỏ hồ sơ xinn tỵ nạn, và người xin tỵ nạn có 45 ngày để tự nguyện rời khỏi nước Mỹ hoặc sẽ bị trục xuất.

Trong trường hợp được thẩm phán đồng ý cấp quy chế tỵ nạn, thì người tỵ nạn sẽ nộp đơn và nhận được giấy phép làm việc từ Sở Di trú. Tuy nhiên, người xin tỵ nạn phải chờ đợi từ ít nhất là 01 năm kể từ ngày được cấp quy chế tỵ nạn, để có thể nộp đơn xin thẻ xanh đến Sở Di trú.

Sau khi nộp đơn xin thẻ xanh đến Sở Di trú, người tỵ nạn sẽ được Sở Di trú phỏng vấn lại về lý do xin tỵ nạn và toàn bộ nội dung câu chuyện tỵ nạn để quyết định có cấp quy chế thường trú nhân cho người tỵ nạn hay không. Đây chính là khâu khó khăn nhất, gian nan nhất, và rất ít người tỵ nạn vượt qua được "cửa ải' này. Nếu Sở di trú không cấp thể xanh, thì người tỵ nạn có 45 ngày để tự nguyện rời khỏi nước Mỹ hoặc sẽ bị trục xuất.

Thực tế cho đến nay, nhiều người xin tỵ nạn diện này đã bị Sở Di trú từ chối cấp thẻ xanh vì Sở Di trú phát hiện ra sự gian dối, không thật trong câu chuyện tỵ nạn của họ; hoặc là Sở Di trú thấy rằng lý do họ xin tỵ nạn không còn cần thiết nữa. Hậu quả từ việc không được cấp thẻ xanh là vô cùng lớn, nhiều người đã liều chọn giải pháp ở lì và trở thành bất hợp pháp, không giấy tờ tùy thân, không công ăn việc làm chính thức, và đối diện với nguy cơ bị bắt và trục xuất rất lớn.

Đối với những dịch vụ di trú giúp đưa người đi theo diện tỵ nạn này, thì đây là tội phạm buôn người (human trafficking) mà luật pháp Mỹ dành cho hình phát rất nghiêm khắc.

Vì vậy, người Việt cần lưu ý, diện tỵ nạn theo Luật Di trú Mỹ là diện nhân đạo mà chính phủ Mỹ dành cho những người ở cách quốc gia có áp bức, bất công vì lý do nhân đạo, để có được một cuộc sống tốt hơn khi đến Mỹ; nhưng không phải vì vậy mà chính phủ Mỹ có thể chấp nhận việc lạm dụng, vi phạm pháp luật trong vấn đề tỵ nạn, nên gần đây chính phủ Mỹ đã bắt đầu chú ý và tăng cường các biện pháp ngăn chặn giám sát chặt chẽ các trường hợp xin tỵ nạn tại Mỹ, bao gồm cả diện Asylum và Refugee.

Bởi vậy, người Việt cần lưu ý là, để hồ sơ xin tỵ nạn của bạn được chấp thuận và được cấp thẻ xanh định cư vĩnh viễn tại Mỹ, thì bạn phải có lý do chính đáng và câu chuyện xin tỵ nạn của bạn phải thật. Việc này đòi hỏi bạn cần có một dịch vụ chuyên nghiệp cao, am hiểu rõ về luật pháp Mỹ cũng như luật pháp Việt Nam để giúp hệ thống, sắp xếp hồ sơ, viết lại súc tích câu chuyện tỵ nạn của bạn sao cho dễ nhớ, dễ thuyết phục nhà chức trách Mỹ, vì thực tế đã có các trường hợp người xin tỵ nạn có lý do chính đáng, câu chuyện tỵ nạn là thật, nhưng do tự làm hồ sơ, lại thêm phần không rành tiếng Anh, đã dẫn đến kết quả là hồ sơ xin tỵ nạn bị từ chối.

Tags:
T.a.i n.ạ.n suýt c.h.ế.t giúp tôi bỏ thói chê chồng kém cỏi

T.a.i n.ạ.n suýt c.h.ế.t giúp tôi bỏ thói chê chồng kém cỏi

Coi thường chồng vì anh an phận, không giỏi kiếm tiền, lúc có biến cố chị Hằng mới nhận ra đó là người hết lòng vì mình.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất