Xin visa du học Mỹ vô cùng đơn giản chỉ với 5 bước

Mỹ là một quốc gia nổi tiếng với nền giáo dục tiên tiến hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, không ít bạn trẻ đã gặp khó khăn và vướng mắc trong quá trình làm thủ tục xin visa du học Mỹ. Bài viết sau đây sẽ nêu ra quy trình cụ thể giúp việc khó khăn trở nên dễ dàng.

21:00 09/08/2019

5 bước làm thủ tục xin visa du học Mỹ

Bước 1: Chọn trường để có thể tự làm thủ tục du học Mỹ thuận lợi, bạn hãy bắt đầu từ việc tìm hiểu xem trường học bạn thích có được chứng nhận SEVP (Student and Exchange Visitor Program) hay không, Mỹ quy định chỉ trường nào có chứng chỉ SEVP mới có thể chấp nhận sinh viên quốc tế. Mỹ đem đến nhiều sự lựa chọn cho các học sinh sau trung học các chương trình học cho sinh viên quốc tế F-1, bao gồm các trường cao đẳng cộng đồng và các chương trình đại học và sau đại học.

Bạn cần chuẩn bị các tài liệu cần thiết để quá trình xin visa du học Mỹ diễn ra thuận lợi

Sau khi chọn trường, bạn hãy lên trang website chính thức của họ và làm theo các hướng dẫn trên để đăng ký nhập học. Hãy nhớ rằng thông thường các trường sau trung học ở Hoa Kỳ yêu cầu các bài kiểm tra tiêu chuẩn để nhập học, vì vậy hãy lên kế hoạch cho phù hợp. Ở Mỹ, mỗi trường sẽ yêu cầu bạn chuẩn bị hồ sơ khác nhau. Để chắc chắn bạn hãy liên hệ và hỏi thông tin cụ thể từ họ.

Thông thường, du học sinh cần phải chuẩn bị những hồ sơ sau:

Tài liệu học tập: học bạ, bảng điểm.

Giấy tờ nhân thân (hộ chiếu còn hạn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, ảnh 5×5 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất (nền trắng, không để tóc che tai, không đeo kính)).

SAT (dành cho chương trình Đại học): điểm thi của bạn được sử dụng để đánh giá khả năng đọc, viết và tư duy toán học.

GRE (dành cho chương trình sau Đại học): được sử dụng như điều kiện đầu vào các chương trình Kinh doanh.

GMAT (dành cho chương trình sau Đại học): được sử dụng như điều kiện đầu vào các chương trình Kinh doanh và Quản trị.

Chứng chỉ khác như MCAT, LSAT, DAT, OAT,…

Chứng chỉ IELTS, TOELF với số điểm trung bình ở mức như sau:

IELTS: Cao đẳng 5.5 – Đại học, sau đại học: 6.0 – 6.5 trở lên

TOELF iBT: Cao đẳng > 61 điểm – Đại học 79 – 90 điểm

Ngoài ra, bạn cần phải trả mức phí xin học dao động từ $35-$160 tùy vào yêu cầu phía nhà trường.

Bước 2: Nhận và hoàn thành mẫu đơn I-20 : Sau khi nhận được sự chấp thuận đăng ký học từ nhà trường bên Mỹ, bạn sẽ nhận được Mẫu đơn I-20 (Giấy chứng nhận sinh viên được chấp nhận vào học cho đến cuối chương trình với tư cách là sinh viên toàn phần mỗi khóa học hằng năm). Mẫu này được cung cấp bởi bên thứ 3 là DSO (những người có thẩm quyền được trường chỉ định để kiểm duyệt hồ sơ xin học của bạn). DSO làm việc tại các trường được chứng nhận SEVP và có mặt để giúp bạn hiểu và tuân theo các quy tắc học tập tại Hoa Kỳ.

Bạn phải đọc thật kĩ và kí vào mẫu I20 này, sau đó điền thêm mẫu đơn xin du học (DS–160).

Mẫu I-20 là một tài liệu quan trọng mà bạn nên giữ cẩn thận, vì bạn sẽ cần nó trong suốt quá trình du học Mỹ

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ chứng minh khả năng tài chính

Hầu hết các trường đại học sẽ yêu cầu các bằng chứng về tài sản lưu động, như báo cáo ngân hàng của cha mẹ hoặc gia đình, tài khoản tiết kiệm,…

Nếu bạn được cha mẹ hỗ trợ tài chính, bạn sẽ phải gửi thông tin về tiền lương hàng tháng và hàng năm của cha mẹ. Thậm chí, một số trường đại học có thể chấp nhận các tài sản đầu tư khác mà cha mẹ bạn có, để đảm bảo khả năng chi trả cho việc học của bạn ở Hoa Kỳ.

Nếu bạn ít phụ thuộc vào tài chính của gia đình, bạn sẽ phải thể hiện tài sản của mình thông qua báo cáo ngân hàng, học bổng bạn đã nhận được hoặc các khoản vay bạn có được để chứng minh khả năng tài chính của mình.

Thông thường, bằng chứng về khả năng tài chính mà bạn cần cung cấp bao gồm:

Báo cáo ngân hàng gia đình

Giấy tờ của nhà bảo lãnh

Thư hỗ trợ tài chính

Thư học bổng

Du học sinh phải tạo tài khoản trên trang nhận đơn online của lãnh sự quán Mỹ. Sau khi thanh toán phí xin visa, du học sinh cần giữ lại phiếu biên nhận để tiến hành lên lịch phỏng vấn.

Hiện tại khoản phí bắt buộc SEVIS là 350$ cho người xin visa F và M, 220$ cho hầu hết những người xin Visa J. Khoản phí này là phí bắt buộc đối với các du học sinh du học theo diện thường.

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ lên cuộc hẹn phỏng vấn xin visa ở Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam

Để đặt lịch hẹn phỏng vấn, du học sinh cần hoàn thiện những giấy tờ sau:

Mẫu I-20

Số hộ chiếu

Mã số từ hoá đơn biên nhận thanh toán phí visa

Mã số 10 số từ trang xác nhận đơn DS -160 của bạn

Giầy tờ chứng minh tài chính

Thư bảo lãnh (nếu có)

Bước 5: Phỏng vấn tại Đại sứ quán/Lãnh sự quán Mỹ

Bạn phải theo mang theo các giấy tờ sau khi đến tham gia phỏng vấn để xin visa du học Mỹ:

Giấy hẹn

Đơn DS-160

Ảnh thẻ (khổ 5×5, nền trắng, để lộ tai, chụp trong 6 tháng gần nhất)

Hộ chiếu

Hoá đơn biên nhận thanh toán visa

Ngoài ra, du học sinh chuẩn bị thêm các giấy tờ chứng minh mình sẽ về nước sau thời gian học, tài liệu học tập và tài liệu chứng minh tài chính.

Cách thức gia hạn visa du học Mỹ

Để việc gia hạn visa dễ dàng hơn, bạn nên nộp đơn xin gia hạn visa F1 bên ngoài Hoa Kỳ, tốt nhất là tại Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán Hoa Kỳ ở nước bạn. Điều kiện gia hạn visa tại Mỹ tương tự các yêu cầu như một sinh viên lần đầu tiên xin visa F1. Bạn cần chuẩn bị kỹ càng để quá trình xin visa diễn ra thuận lợi.

Bạn không cần dùng hộ chiếu trong 8 -10 ngày làm việc tới.

Đương đơn không bị từ chối visa Mỹ trong lần nộp đơn gần nhất.

Đương đơn là người Việt Nam hoặc là cư dân của Việt Nam có xác nhận về cư trú của mình tại Việt Nam.

Bạn đang ở Việt Nam.

Thị thực trước của bạn không bị mất, bị đánh cắp hoặc bị thu hồi. Đồng thời, bạn có thể nộp hộ chiếu có thị thực trước của bạn.

Visa gia hạn cùng loại với loại visa trước đó.

Bạn không trả lời “CÓ” cho bất cứ câu hỏi nào trong phần An ninh và Lý lịch của mẫu đơn DS‐160.

Về hồ sơ xin gia hạn visa, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Hộ chiếu gốc, còn ít nhất 1 trang trống để xin visa

Mẫu I-20 hoặc DS-2019 được đương đơn ký tên cuối trang 1

Một tấm hình 5×5 (nền trắng, rõ hai tai, không chỉnh sửa vi tính) được chụp trong 6 tháng gần nhất

Một lá thư mô tả chương trình học tập của bạn

Một lá thư mô tả các hoạt động nghiên cứu của bạn ở Mỹ

Sơ yếu lý lịch và bảng điểm đại học chính thức

Bằng chứng tài trợ của bạn cho chương trình bạn đã đăng ký

Bằng chứng là bạn đã trả tất cả các khoản phí liên quan đến visa F1

Bằng chứng bạn chưa từng phạm tội trong thời gian ở Mỹ

Bằng chứng bạn sẽ trở về nước sau khi chương trình học của bạn kết thúc

Sau khi bạn gửi tài liệu, bạn phải chờ xử lý. Trong quá trình xử lý, bạn phải ở lại quốc gia bạn đã đăng ký và bạn không thể đến Hoa Kỳ. Đại sứ quán sẽ thông báo cho bạn về quyết định của họ (trễ nhất là 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ). Nếu bạn được chấp thuận, bạn có thể quay lại Mỹ. Ngược lại nếu bị từ chối, bạn sẽ phải trở về nước bạn.

Nguồn: gstudy.vn

Tags:
Tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Tàu khảo sát Trung Quốc rời vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 đã dừng khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục
Tin mới nhất